Đánh giá đúng nhất về tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ
Theo thư bạn mô tả thì bé bị tiêu chảy cấp tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở trẻ em. Biểu hiện của bệnh là: nôn, đi ngoài phân lỏng tóe nước trên 3 lần/ngày, có thể kèm theo đau bụng sốt chán ăn mệt mỏi khát nước
Nguyên tắc điều trị tiêu chảy cấp là bù nước và điện giải mà trẻ bị mất do tiêu chảy và nôn, đồng thời đảm bảo đủ dinh dưỡng
Để điều trị cho trẻ bị tiêu chảy cấp, điều quan trọng nhất là cần đánh giá đúng tình trạng của trẻ:
- Điều trị tại nhà nếu trẻ mất nước mức độ A, nghĩa là: Mất nước nhẹ, trẻ tỉnh, khóc có nước mắt, không trũng uống nước (bú) bình thường, lưỡi ướt. Cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường, có thể dùng các dung dịch pha chế tại nhà như: oresol, nước cháo muối, nước gạo rang.
Những điều lưu ý khi điều trị cho trẻ tiêu chảy tại nhà (mất nước mức độ A)
Với trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho trẻ bú, tăng số bữa bú vì sữa mẹ vẫn được hấp thu tốt khi trẻ bị tiêu chảy và cung cấp cho trẻ lượng nước quý giá.
Dung dịch điều trị tiêu chảy
Cách pha chế:
- oresol là dung dịch tốt nhất điều trị tiêu chảy (một gói ORS có chứa: Glucoza 20g, NaCl 3,5g, KCl 1,5g, NaHCO3 2,5g). Một gói oresol hòa tan hoàn toàn với một lít nước đun sôi để nguội. Nếu để dung dịch quá 24 giờ thì cần đổ đi và pha dung dịch mới.
- Nước cháo muối: Một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch (tương đương 1,2 lít nước), đun nhừ lọc qua giá cho trẻ uống dần.
- Nước gạo rang: 50g gạo rang vàng, cho một thìa gạt cà phê muối nghiền nát với một lít nước sôi để nguội, cho trẻ uống dần.
Cách cho uống:
- Trẻ dưới 2 tuổi cho uống ít một bằng thìa. Với trẻ lớn hơn có thể cho uống từng ngụm nhỏ. Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau rồi tiếp tục cho uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2-3 phút.
- Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước: nếu có các dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị phục hồi nước và điện giải.
Dinh dưỡng
Trẻ dưới 6 tháng tuổi còn bú mẹ: Cho trẻ tiếp tục bú mẹ bình thường, tăng số bữa bú.
Trẻ lớn hơn: Cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không nên bắt trẻ nhịn, kiêng khem. Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh. Nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối cam xoài...
Tránh dùng các loại thực phẩm sau:
- thực phẩm ít chất dinh dưỡng nhiều chất xơ và khó tiêu hóa như: măng rau cần, ngô và đỗ nguyên hạt.
- Các loại nước có ga gây khó tiêu đầy bụng
Cần tránh những sai lầm sau trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em
1. Dùng thuốc chống nôn, cầm đi ngoài: Khi trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần, các bà mẹ thường cho trẻ ăn lá ổi hồng xiêm xanh... và các thuốc cầm đi ngoài khác. Trẻ ngừng đi ngoài ngay nhưng đó chỉ là khỏi bệnh giả tạo.
Hậu quả: các tác nhân gây bệnh ở lại trong đường tiêu hóa lâu hơn khiến cho bệnh lâu khỏi, thậm chí nặng lên.
2. Tự dùng kháng sinh: Việc tự dùng kháng sinh cho trẻ có thể dẫn đến hậu quả: làm rối loạn thêm vi khuẩn chí (vi khuẩn có ích) trong đường tiêu hóa của trẻ, làm tiêu chảy kéo dài, trẻ hấp thu càng kém.
Lưu ý: Sử dụng kháng sinh cần theo chỉ định của nhân viên y tế, áp dụng trong trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn amip
3. Kiêng khem: Nhiều bà mẹ cho trẻ kiêng thịt trứng sữa cá...
Hậu quả: ở trẻ bị tiêu chảy khả năng hấp thu đã bị kém đi, lại ăn thức ăn thiếu dinh dưỡng nên không có đủ năng lượng để chống đỡ với bệnh tật.
4. Bù dịch và điện giải không đúng: Ngừng cho trẻ bú, chỉ cho trẻ uống nước đường hoặc cho uống oresol không đúng nồng độ quy định.
Hậu quả: không bù được nước và điện giải, trẻ càng mất nước nhiều hơn, tình trạng nặng lên nhanh chóng.
Nếu bé có những dấu hiệu sau cần đưa bé tới ngay cơ sở y tế để được truyền dịch kịp thời:
- Có dấu hiệu mất nước mức độ B: kích thích, khóc không có nước mắt, lưỡi khô, khát (bú háo hức).
- Có dấu hiệu mất nước mức độ C: trẻ li bì, mệt lả, mắt rất trũng và khô, khóc không có nước mắt, uống kém hoặc không thể bú được.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:05 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:07 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:02 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:06 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:04 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:05 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:08 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:05 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:02 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:09 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023