Một số dấu hiệu bất thường gây nguy hiểm ở trẻ sơ sinh
Vàng da
Hiện tượng vàng da sinh lý nên gia đình không cần phải lo lắng vì gan sản xuất ra bilirubin, nhưng ở bé sơ sinh tốc độ sản xuất và xử lý bilirubin còn kém vì gan của bé chưa hoàn thiện, gây tích lại và tạo ra hiện tượng vàng da Tuy nhiên, việc quan sát màu da của bé sơ sinh mới đẻ không thể coi thường. Nếu da của bé vàng quá rốn, bú kém, có biểu hiện co giật cần phải nhanh chóng nhập viện điều trị. Vì nếu cơ thể tồn đọng quá nhiều bilirubin, bé có nguy cơ tổn thương não nghiêm trọng.
Môi tím tái hay còn gọi là hội chứng da xanh
Thi thoảng, cha mẹ có thể thấy da bé hơi xanh xao là do bé bị lạnh hoặc xuất hiện khi bé khóc quấy nhiều. Nếu bé được ủ ấm hay khuôn mặt sớm trở lại hồng hào bình thường thì không có gì đáng lo, tuy nhiên nếu bất chợt nhận ra môi bé tím tái, lưỡi có màng nhầy, da toàn thân kém sắc, trẻ khó thở biếng ăn thì đây có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tim hoặc phổi của bé có vấn đề.
Ngủ li bì
Trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi dành 19-20 giờ mỗi ngày để ngủ và bú sữa Nhiều bà mẹ trẻ kém tinh tường khi không phát hiện giữa giấc ngủ bình thường của trẻ và việc trẻ ngủ li bì. Nếu thấy cả khi thức lẫn trong lúc ngủ, trẻ ít cử động hơn bình thường thì đó là biểu hiện bất thường. Bé ngủ quá nhiều hoặc quá ít, sau khi ngủ dậy bé vẫn kém tỉnh táo, ánh mắt lờ đờ, mệt mỏi hoặc mẹ quay đi lại lịm ngủ thì cần cho trẻ đi khám sớm.
Nhiễm trùng rốn
1-2 tuần đầu sau sinh, cha mẹ cần theo dõi vùng rốn của bé để kiểm tra thời gian rụng cuống rốn. Nếu thấy rốn trẻ xuất hiện tình trạng chảy máu chảy mủ, vùng da quanh rốn sưng đỏ thì cần nghĩ ngay đến việc trẻ bị nhiễm trùng rốn nghiêm trọng. Gia đình cần sơ cứu, làm sạch vết thương và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Sốt trên 38 độ C
Nếu trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi sốt trên 38 độ C cần hết sức thận trọng. Cần cặp nhiệt độ liên tục để theo dõi thân nhiệt và biết chính xác nhiệt độ sốt. Sốt cao là dấu hiệu của nhiều bệnh nhiễm trùng nhẹ thì do cảm cúm nặng có thể viêm não.
Trẻ sơ sinh sốt sẽ nghiêm trọng và đáng lo hơn rất nhiều vì vậy cha mẹ không được chủ quan hoặc tự ý cho trẻ dùng thuốc hạ sốt ở nhà. Cần đưa trẻ đi khám để bác sỹ đánh giá, thực hiện xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây sốt, một số trường hợp trẻ bắt buộc phải dùng kháng sinh
Nhịp thở bất thường
Trẻ mới sinh cần được quan sát tỉ mỉ các dấu hiệu về sức khỏe nói chung, trong đó có nhịp thở. Nếu khi nằm yên, mẹ có thể theo dõi xem trẻ có biểu hiện mệt mỏi không, lồng ngực có bị rút lõm xuống không nhịp thở nhanh hay chậm. Tiếng thở êm hay khò khè (thở rên)… Trẻ bị khó thở kéo dài nếu không được phát hiện kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm.
Đại tiện nhiều lần trong ngày
Bé sơ sinh đại tiện nhiều lần trong ngày, có thể 1-5 lần/ngày. Trẻ được bú mẹ hoàn toàn đi đại tiện nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ đại tiện trên 8 lần/ngày, cha mẹ cần lưu ý kiểm tra phân. Nếu phân của bé có mùi khó chịu bất thường, dính máu, nhớt nhiều, cần có trẻ đi khám sớm.
Bụng cứng do đầy hơi
Khi thấy bụng bé có dấu hiệu sưng, cứng, nhiều ngày vẫn chưa đại tiện được hoặc bú kém, thường quấy khóc, có thể nghi ngờ bé bị táo bón đầy hơi. Ngoài ra, cũng không nên chủ quan vì có thể bé có vấn đề nghiêm trọng ở đường ruột.
Ho, khóc liên tục
Khi trẻ sơ sinh ho khóc quá nhiều, đặc biệt là ho ra mật xanh thì có thể đây là dấu hiệu bị lồng ruột tắc ruột Nếu có nôn mửa thì có khả năng bị xuất huyết trong, vì vậy cha mẹ không được chủ quan.
Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
Đây là bệnh di truyền do bất thường về gen trong đó quá trình chuyển hóa của cơ thể bị khiếm khuyết một phần hoặc hoàn toàn. Bệnh có 3 nhóm chính, gồm rối loạn chuyển hóa đường, đạm và chất béo. Từ 3 nhóm này, rối loạn chuyển hóa phát sinh hơn 100 bệnh khác nhau.
Khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ, các chất dinh dưỡng mà bé tiếp nhận đều đã được cơ thể mẹ chuyển hóa thay. Do đó bé bình an vô sự. Nhưng khi chào đời và bú sữa, trẻ có bệnh sẽ gặp rắc rối vì các chất này không được chuyển hóa mà ứ lại. Ở thể nặng, bệnh khiến trẻ tử vong ngay sau sinh. Thể nhẹ, bé có thể kém phát triển tâm thần vận động. Nếu sinh con đầu bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh cần phải khám tiền sản để hạn chế nguy hiểm cho bé thứ hai.
Các vấn đề về tâm lý
Trẻ từ 0-4 tháng tuổi nếu ánh mắt kém linh hoạt, không đưa mắt về nơi có tiếng động hay không phản ứng với tiếng ồn (không giật mình), không có biểu hiện nụ cười đều là dấu hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ bị tổn thương hệ thần kinh
Một số trẻ sau 6 tháng tuổi chỉ biết tự chơi một mình mà không có hứng thú muốn tìm hiểu mọi thứ xung quanh mình. Ngồi không vững, không biết lật người dù đã 9-10 tháng tuổi. Không có khả năng cầm nắm đồ vật thì cần đưa trẻ đi khám sức khỏe tổng quát, đặc biệt là khám tâm lý.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:03 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:02 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:05 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:04 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:01 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:02 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:00 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:01 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:02 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:04 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023