Phòng tránh thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 1 tuổi như thế nào?

Nhiều phụ huynh lúc nào cũng muốn con trông mũm mĩm nên cho con ăn nhiều dẫn đến trẻ bị thừa cân, béo phì. Tình trạng này hiện nay đang tăng nhanh, đặc biệt ở các thành phố lớn.

Vì sao trẻ nhỏ béo phì?

Không ít các bà mẹ hiện nay chưa có hiểu biết về cân nặng hợp lý của trẻ. Khi chăm sóc trẻ mọi người thường có quan niệm muốn một đứa bé mũm mĩm, dư cân vì nghĩ rằng như vậy trẻ sẽ khỏe hơn. Nhưng thực tế lại hoàn toàn không phải như vậy. Việc để trẻ thừa cân, béo phì có thể dẫn đến nhiều hậu quả không tốt cho sự phát triển sau này của trẻ.

Có nhiều yếu tố dẫn đến việc thừa cân béo phì nhưng nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là do lượng khẩu phần vượt quá nhu cầu của cơ thể. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, nếu được nuôi bằng sữa ngoài sẽ có nguy cơ thừa cân béo phì cao hơn so với trẻ bú mẹ. Bởi sữa ngoài thường chứa rất nhiều protein chất béo và đường làm tăng khả năng thẩm thấu, kích thích trẻ ăn nhiều hơn.

Với trẻ dưới 1 tuổi, nhiều bậc phụ huynh có thói quen cho con ăn bữa đêm, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ dễ tăng cân Quá trình hấp thụ thức ăn vào ban đêm diễn ra mạnh mẽ hơn khiến trẻ dễ béo phì quá sớm.

Bé gái Juanita Valentina Hernadez (Colombia) mới 10 tháng tuổi mà đã nặng 20 kg như bé 5 tuổi

Bé gái Juanita Valentina Hernadez (Colombia) mới 10 tháng tuổi mà đã nặng 20 kg như bé 5 tuổi

Để biết trẻ có bị béo phì hay không hãy nhìn vào cánh tay và bắp đùi, nếu có nhiều cuốn mỡ ngấn lên thì khả năng đứa trẻ bị béo phì rất cao.

Nguy cơ mắc nhiều bệnh nếu béo phì từ nhỏ

Việc thừa cân béo phì quá sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ khi trưởng thành. Với những trẻ béo phì sớm sẽ ngừng tăng trưởng sớm hơn, do lúc nhỏ trẻ đã hấp thụ và phát triển quá nhanh về thể chất. Đối với trẻ béo phì chiều cao có xu hướng bị hạn chế khi đến tuổi dậy thì

Ngoài ra, chứng béo phì cũng khiến trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch huyết áp tiểu đường sỏi thận rối loạn khớp xương gan nhiễm mỡ… Trẻ bị béo phì cũng có khả năng bị giảm tuổi thọ so với trẻ phát triển bình thường.

Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ nhỏ

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để tránh bị thừa cân, béo phì cần chăm sóc tốt cho trẻ nhất là trong trong độ tuổi sơ sinh Hãy cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu và cai sữa sau 2 năm.

Đối với trẻ nuôi bằng sữa bột các phụ huynh nên hạn chế tối đa nhất có thể lượng đường và tinh bột

Chế độ dinh dưỡng năm đầu đời rất quan trọng với sự phát triển của trẻ (Ảnh minh họa: Internet)

Chế độ dinh dưỡng năm đầu đời rất quan trọng với sự phát triển của trẻ (Ảnh minh họa: Internet)

Từ 4 - 6 tháng tuổi, nhiều phụ huynh đã bắt đầu cho trẻ ăn dặm Cần cho bé ăn dặm đúng cách bằng những thức ăn được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng tốt nhất, phát triển một cách khỏe mạnh.

Đối với những trẻ đang có nguy cơ bị béo phì cần xác định đúng nguyên nhân gây béo phì để tìm phương pháp thích hợp. Đảm bảo chế độ ăn của bé vẫn được cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất nhưng phải giảm bớt lượng tinh bột, chất béo trong khẩu phần ăn. Ngoài ra, việc cho trẻ uống nhiều nước cũng rất quan trọng để duy trì cân nặng mong muốn.

Đặc biệt với trẻ nhỏ khi bị thừa cân, bố mẹ không được nóng lòng giảm cân cấp tốc. Hãy cố gắng duy trì cân nặng cho đến độ tuổi phù hợp với cân nặng đó rồi quyết định chuyện giảm cân cho trẻ. Việc giảm cân đột ngột dễ dẫn đến hiện tượng trẻ bị thiếu chất chậm phát triển, ảnh hưởng đến chiều cao và trí thông minh. Đừng nhốt trẻ trong nhà hoặc ngồi xe đẩy, hãy để trẻ tiêu hao năng lượng bằng cách bò hoặc tập đi.

Việc điều trị cho trẻ bị thừa cân, béo phì không hề đơn giản. Chính vì vậy, việc chăm sóc và chế độ dinh dưỡng của trẻ ngay từ khi còn bé là mối quan tâm hàng đầu của nhiều gia đình hiện nay. Điều quan trọng là phải thường xuyên chú ý đến chiều cao và cân nặng. Như vậy cha mẹ mới có thể phát hiện kịp thời trẻ có bị béo phì hay không để xử lý.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật