Bệnh Ung thư phổi - Những dấu hiệu cơ bản thường gặp

Bệnh ung thư phổi tại Mỹ đã vượt qua ung thư vú trở thành nhóm có tỷ lệ tử vong cao nhất. Dưới đây là 7 dấu hiệu cảnh báo cần đi khám và chữa trị ngay.

Bệnh Ung thư phổi - Những dấu hiệu cơ bản thường gặp

1. Ho dai dẳng: ho sau một hoặc hai tuần và kéo dài thì nên đi khámNếu thuộc nhóm hút thuốc hay ho mãn tính, khi có những thay đổi bất thường trong ho như ho thường xuyên, sâu hơn, kèm theo âm thanh khàn đặc, ra máu hoặc có chất nhầy nhiều hơn bình thường.

2. Khó thở: Nếu bị hụt hơi trong khi làm việc nặng mà trước đó chưa hề xảy ra thì rất có thể là một triệu chứng của ung thư phổi Triệu chứng này có thể xảy ra khi các khối u làm thu hẹp đường thông khí, hoặc gây tắc dịch lỏng bên trong lồng ngực.

Dấu hiệu bệnh ung thư phổi thường gặp

Dấu hiệu bệnh ung thư phổi thường gặp

3. Đau ngực và xương: Một trong những triệu chứng dễ nhận biết của ung thư phổi có thể là đau ở ngực vai hoặc lưngNếu ung thư phổi di căn vào xương có thể gây đau ở các các vị trí mà xương bị ảnh hưởng. Nếu đã lan đến não nó có thể gây ra một số triệu chứng về thần kinh và làm nhức đầu Nên lắng nghe cơ thể và cơn đau dai dẳng, không giảm thì nên đi khán bác sĩ ngay.

4.Thở khò khè: Trong số những hiện tượng bất thường là thở khò khè âm thanh huýt sáo, có thể là do bệnh hen suyễn hoặc dị ứng cũng có thể được xem là dấu hiệu kết hợp của bệnh ung thư phổi. Nếu thở khò khè dai dẳng, nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể.

5. Thay đổi giọng nói: Giọng nói của bạn trở nên khàn hơn hoặc có những thay đổi bất thường khác mà chính người trong cuộc cũng nhận ra. Thông thường khàn tiếng có khi là do nói nhiều, cảm lạnh…, nhưng bị lâu dài không khỏi thì nên đi khám.

6. Nhiễm trùng ngực dai dẳng: Như viêm phế quảnviêm phổi mà không khỏi hoặc tái phát.

7. Giảm cân, chán ăn, mệt mỏi và suy nhược: Đây là những triệu chứng không đặc biệt, không rõ lý do và tồn tại lâu dài, có thể là triệu chứng của nhiều dạng bệnh, không ngoại trừ ung thư trong đó có ung thư phổi.

Giải pháp giảm thiểu nguy cơ ung thư phổi:

Giảm thiểu nguy cơ ung thư phổi

Giảm thiểu nguy cơ ung thư phổi

- Bỏ thuốc lá: Nếu nghiện hút thuốc lá chưa bỏ được thì nên tìm mọi cách để cai thuốc. Nếu thuộc nhóm hút thuốc thụ động, nên tránh xa môi trường có khói thuốc lá

- Kiểm tra khí radon trong khu vực sinh sống: Nếu nghi có khí radon trong nhà, trong khu vực sinh sống, thì nên mua một bộ kiểm tra khí radon để xác định hàm lượng radon trong không khí

- Tránh xa chất gây ung thư tại nơi làm việc: Đây là biện pháp phòng ngừa nhằm bảo vệ bản thân trước nguy cơ mắc các loại bệnh nguy hiểm.

- Thay đổi lối sống: Loại bỏ các thói quen bất lợi, áp dụng lối sống khoa học và tích cực, như năng vận động, luyện tập thể dục thường xuyên... Áp dụng chế độ ăn uống giàu chất xơ tăng cường rau xanh, trái cây.

- Nên thăm khám bệnh thường xuyên, định kỳ: Đặc biệt là sử dụng kỹ thuật scan (quét), chiếu chụp. Theo nghiên cứu, chụp X-quang không có hiệu quả trong việc phát hiện ung thư phổi giai đoạn đầu, nhưng nếu dùng thủ thuật CT liều thấp có thể giảm tỷ lệ tử vong ung thư phổi tới 20%.... 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật