Béo phì là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác

Cùng với tăng huyết áp, tiểu đường thì béo phì được xem là căn bệnh của thế kỷ 21 với những hệ lụy sức khỏe mà nó gây ra.

Béo phì được coi là 'kẻ giết người thầm lặng' vì những biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vong Mới đây, dư luận thế giới xôn xao về trường hợp của cô gái 20 tuổi đã chết vì quá béo. Đó là Samantha Packham nặng 256kg, tử vong do đột quỵ tim Bố mẹ cô cho biết, khi mới 8 tuổi Samantha Packham đã gặp vấn đề về chế độ ăn Họ đã cố gắng dùng nhiều biện pháp để kiểm soát chế độ dinh dưỡng của cô nhưng không thành công. Đây được coi là nạn nhân nhỏ tuổi nhất trong cuộc khủng hoảng béo phì hiện nay. Không chỉ có Samantha Packham mà còn rất nhiều người trẻ khác đang mắc phải căn bệnh của thời hiện đại.

 

Số người mắc bệnh béo phì đang trẻ hóa

Nhiều người nghĩ rằng béo phì là bệnh của những người trung tuổi và người già Tuy nhiên, thực tế hiện nay số người trẻ mắc chứng béo phì ngày càng tăng và có xu hướng trẻ hóa.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, số người mắc bệnh béo phì gấp đôi từ năm 2008, lên đến 2,1 tỷ người. Các chuyên gia cảnh báo, tình trạng béo phì ngày càng diễn ra phổ biến ở trẻ em chiếm 47% số người mắc bệnh. Có gần 25% trẻ em các nước phát triển béo phì, tại các nước đang phát triển là 13%. Điều đáng lo ngại là con số này ngày càng tăng lên.

Tại Việt Nam, theo kết quả của Viện dinh dưỡng quốc gia hiện có khoảng 23 triệu người thừa cân, béo phì, chiếm gần 25% dân số. Việt Nam được các tổ chức Y tế thế giới đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ gia tăng tỷ lệ người béo phì nhanh nhất, đặc biệt là ở trẻ em hoặc những người trẻ.

Theo ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội, một người được gọi là thừa cân nếu chỉ số BMI vượt quá 25; và được coi là béo phì nếu chỉ số BMI vượt quá 30 (Trong đó, chỉ số BMI được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m)).

Nguyên nhân gây béo phì ở người trẻ

- Lười vận động: Cuộc sống hiện đại với sự hiện đại của các thiết bị công nghệ khiến con người ngày càng lười vận động, không có các hoạt động thể chất hàng ngày. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì. 

- Lạm dụng đồ ăn nhanh: Thực tế cho thấy, có nhiều người trẻ đang lạm dụng các đồ ăn nhanh giàu chất béo, giàu năng lượng.

- Rối loạn chuyển hóa hoóc-môn: Khi có sự rối loạn trong chuyển hóa hormon tăng trưởng, kích thích thèm ăn

- Do ảnh hưởng tâm lý: Những người trầm cảm thường xuyên strees có nguy cơ mắc bệnh béo phì hơn bình thường.

- Yếu tố di truyền: Trong gia đình bố mẹ mắc bệnh béo phì thì tỷ lệ con bị mắc béo phì cao.

Tác động của béo phì đối với sức khỏe

Béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.

- Tăng cholesterol trong máu: Bệnh báo phì khiến mức độ mỡ trong máu tăng cao. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến xơ vữa động mạc mà kết quả là thu hẹp các động mạch dẫn đến các bệnh tim mạch.

- Gút: Theo kết quả nghiên cứu khoa học, người béo phì có nguy cơ mắc bệnh gút gấp 4 lần người bình thường do nồng độ axít uric trong máu cao.

- Cao huyết áp, đau tim: Khi cholesterol trong máu cao gây ức chế dòng máu khiến đau tim cao huyết áp và gây đột quỵ

- Trào ngước axít: Do lượng mỡ nhiều nên gây áp lực cho vùng bụng dưới gây trào ngược axít và hiện tượng ợ nóng ở bệnh nhân béo phì.

- Tiểu đường tuýp 2: Khi ăn quá nhiều đồ ăn thì lượng đường trong máu tăng cao làm rối loạn chuyển hóa insulin dẫn đến tiểu đường Sau tiểu đường là nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao huyết áp

- Viêm xương khớp: Thừa cân gây áp lực nên các khớp xương dẫn đến viêm xương khớp

- Ung thư: Khi bạn thừa cân thì hệ thống tiêu hóa tuần hoàn hô hấp miễn dịch của cơ thể bị ảnh hưởng và có thể dẫn đến ung thư

- Giảm khả năng sinh sản: Đặc biệt ở phụ nữ mô mỡ làm rối loạn buồng trứng kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Cuộc chiến chống béo phì

Rất nhiều người đang nỗ lực chống lại đại dịch béo phì.

Tại Mỹ, nhiều hãng thực phẩm hàng đầu tuyên bố sẽ sản xuất những loại đồ ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe

Ủy ban châu Âu (EC) phát động chiến dịch nhằm chống lại sự bùng phát của căn bệnh béo phì. Tại một số nước châu Âu như Na Uy đã tăng thuế đường, các sản phẩm có chứa sô cô la bánh kẹo… nhằm giảm lượng đường tiêu thụ.

Tại Việt Nam, nhiều người cũng bước vào cuộc chiến chống lại béo phì với việc thay đổi chế độ ăn uống lối sống và tích cực tập luyện

Béo phì không chỉ làm bạn mất đi vẻ tự tin về bề ngoài mà còn khiến bạn phải đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật