Mách nhỏ cách loại bỏ hội chứng ruột kích thích ít ai biết

Chứng rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh mệt mỏi, lo lắng và tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm như viêm loét trực tràng...

Một trong những bệnh lý ống tiêu hoá thường gặp nhất ở Việt Nam là hội chứng ruột kích thích Có tới gần 20% dân số mắc căn bệnh này. Bệnh cũng chiếm tới 83,38% trong số những ca bệnh lý đại trực tràng và hậu môn. Bệnh thường có khuynh hướng tái phát nhiều lần, việc điều trị dứt điểm gặp nhiều khó khăn. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây nhiều khó chịu cho cuộc sống của người bệnh.

Đôi điều về bệnh

Hội chứng ruột kích thích thuộc dạng bệnh liên quan đến tính trạng rối loạn quá trình tiêu hoá. Bệnh dễ kích động đến đại tràng gây tăng co bóp, làm quá trình phản ứng với thức ăn của cơ thể trở nên thái quá. Hiện tượng này có thể xảy ra với một số loại thức ăn hoặc do tinh thần người bệnh đang căng thẳng Các biểu hiện đau bụng tiêu chảy… dễ tái phát dù ruột không bị tổn thương.

Bệnh có thể đi kèm với một số bệnh nguy hiểm như viêm đại tràng vi thể ung thư đại - trực tràng u tuỵ, bệnh sỏi mật

Triệu chứng

Triệu chứng chủ yếu của bệnh thể hiện ở các biểu hiện rối loạn chức năng tiêu hoá trên toàn bộ ống tiêu hoá. Ở phần trên ống, triệu chứng thường gây trào ngược dạ dày gây khó tiêu đầy bụng khiến bệnh nhân khó chịu vùng bụng, xuất hiện những cơn đau quặn quanh rốn. Khi đi đại tiện, cảm thấy chướng bụng hoặc giảm đau Với phần dưới của ống, bệnh khiến đại tràng co thắt hoặc bị kích thích gây ra tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc cứng. Số lần đi đại tiện bị thay đổi.

Một số triệu chứng chứng tỏ bệnh đã ở mức nặng, đáng báo động như sụt cân chán ăn phân có nhầy máu, thường xuyên trong trạng thái nhỏ dẹt. Bệnh càng trở nên nguy hiểm nếu bệnh nhân còn trẻ, trong gia đình từng có người bị ung thư đại tràng. Xét nghiệm thấy thiếu máu tốc độ máu lắng tăng, tăng BC.

Nguyên nhân

Đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định cụ thể. Một số nguyên nhân đã được đưa ra như do thức ăn, tình trạng tinh thần của người bệnh.

Điều trị

Theo TS. Vũ Thị Lừu, chuyên khoa Nội - tiêu hóa bệnh viện E, tuỳ vào biểu hiện nặng hay nhẹ của bệnh mà có phương thức chữa trị khác nhau. Hiện tại chưa có thuốc riêng biệt để điều trị dứt điểm mọi triệu chứng của bệnh. Vì thế, bệnh nhân cần được khám để xác định các biểu hiện nổi trội mà ưu tiên điều trị.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để phòng ngừa các bệnh tiêu hóa

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để phòng ngừa các bệnh tiêu hóa 

Khi một số biểu hiện được giảm bớt chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ được cải thiện. Bệnh có thể tái phát nên bệnh nhân không nên quá lo lắng nếu thấy bệnh trở lại. Theo BS Lừu, căn bệnh này ngoài trị về thân thể còn phải trị về tinh thần, sự lo âu căng thẳng dễ khiến bệnh phát triển nặng hơn.

Không nên tự ý uống kháng sinh thuốc này chỉ được dùng trong trường hợp ruột bị nhiễm khuẩn

Bên cạnh việc dùng thuốc chế độ ăn uống và rèn luyện cũng vô cùng quan trọng. Người bệnh cần tránh ăn các thực phẩm khó tiêu như khoai, đồ ngọt, trái cây nhiều đường đồ uống có ga hoặc chất kích thích

Tuyệt đối không ăn thức ăn bảo quản không tốt, lâu ngày. Bổ sung chất xơ hợp lý. Trong trường hợp triệu chứng xuất hiện ỉa chảy, tránh ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ Về chế độ tập luyện người bệnh có thể rèn thói quen đi đại tiện một lần trong ngày và nên vào buổi sáng. Luyện tập thư giãn cho tinh thần thoải mái kết hợp với đi bộ tập thể dục

Phòng ngừa

Đề phòng hội chứng ruột kích thích xuất hiện hoặc tái phát, bạn cần chủ động đại tiện những khi buồn không được nhịn. Tốt nhất là đi vào buổi sáng mỗi ngày.

Bạn không nên bỏ bữa, các bữa ăn mỗi ngày không chênh lệch quá nhiều thời gian.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng với chất xơ hợp lý. Uống đủ nước mỗi ngày. Tránh sử dụng các chất kích thích, các chất có hại cho sức khoẻ

Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, xây dựng chế độ rèn luyện phù hợp với thể trạng.

Khi có các biểu hiện bất thường của đường ruột cần đến khám kịp thời để có phương pháp chữa trị hiệu quả.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật