Những bệnh gây suy giảm trí nhớ trở nên nghiêm trọng

Suy giảm trí nhớ không chỉ là một chứng bệnh phổ biến ở người cao tuổi mà còn là hệ quả của một quá trình cơ thể phải đối mặt với những trạng thái thể chất tiêu cực hoặc chất lượng cuộc sống kém.

Kết quả thống kê từ quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về những yếu tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trí nhớ đã giúp chỉ ra một số trạng thái thể chất sau cũng gây suy giảm trí nhớ một cách đáng kể.

Suy giảm hoạt động tuyến giáp làm giảm trí nhớ.

 

Suy nhược cơ thể

Nghiên cứu của GS. Majid Fotuhi - Giám đốc Viện Thần kinh Memosyn (Đan Mạch) cho biết: người thường xuyên trải qua tình trạng suy nhược cơ thể có nồng độ các chất truyền dẫn tín hiệu serotonin và nerepinephrine thấp hơn nhiều so với người có thể trạng bình thường. Khi nồng độ các chất serotonin và nerepinephrine trong não thấp sẽ dẫn tới năng lực tập trung và sự tỉnh táo của trí não bị giảm đáng kể trong một thời gian nhất định. Đây cũng là tình trạng thường thấy ở những người có vùng tuyến yên trong não nhỏ. Ngoài ra, các triệu chứng khác chẳng hạn như: mệt mỏi dễ cáu gắt mất ngủ trầm cảm hay những trạng thái thần kinh tiêu cực khác... cũng dẫn tới sự suy giảm trí nhớ Khi tình trạng suy nhược cơ thể kéo dài hoặc diễn ra nhiều lần trong đời sống của một người, thì tỉ lệ mắc bệnh trí nhớ kém, suy giảm trí nhớ của người đó cũng tăng lên so với người bình thường.

Suy giảm hoạt động tuyến giáp

Hormon tiết ra từ tuyến giáp có chức năng giúp kiểm soát sự trao đổi chất trong cơ thể. Khi hoạt động của tuyến giáp bị suy giảm, lượng hormon tuyến giáp tiết ra ít, có thể kéo dài thời gian trao đổi chất đối với não bộ, từ đó khiến cho các hoạt động của não, trong đó có hoạt động tư duy, trí nhớ bị suy giảm.

Các triệu chứng đi kèm khi suy giảm hoạt động tuyến giáp là: tăng cân mệt mỏi da khô rụng tóc ớn lạnh... Khi đó, người bệnh thường phải điều trị bệnh về tuyến giáp trước khi nghĩ tới việc điều trị chứng suy giảm trí nhớ.

Ngủ ngáy hoặc khó thở khi ngủ

Khi phụ nữ ở vào tuổi 40 trở đi trí nhớ thường bị suy giảm, mà một phần nguyên nhân rất phổ biến là do chứng mất ngủngủ ngáy TS. James Leverenz - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe não bộ Lou Ruvo bang Cleveland (Mỹ) cho biết: ngủ ngáy phản ánh tình trạng hô hấp kém trong khi ngủ, điều này thường gắn với tình trạng đường thở hẹp khiến cho lượng ôxy lên não thấp, hậu quả là các triệu chứng mệt mỏi đau đầu vào buổi sáng khi thức dậy mất ngủ Về lâu dài, tình trạng này làm giảm đáng kể chức năng ghi nhớ của não bộ.

Bệnh đường tiêu hóa

Không ít người tự hỏi liệu các chứng bệnh đường tiêu hóa có liên quan gì đến tình trạng suy giảm trí nhớ Một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia năm 2014 đã chỉ ra rằng: bệnh nhân mắc chứng bệnh rối loạn tiêu hóa kéo dài luôn có tỷ lệ hấp thu dinh dưỡng kém hơn người bình thường, chưa kể đến chế độ ăn chứa lượng gluten thấp sẽ dẫn tới sức khỏe não bộ kém. Ngoài ra hệ miễn dịch yếu kém của bệnh nhân rối loạn tiêu hóa cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe hệ thần kinh và ảnh hưởng tới năng lực ghi nhớ của não. Các triệu chứng đi kèm ở bệnh nhân bị mắc chứng rối loạn tiêu hóa bao gồm: mệt mỏi viêm khớp đau nửa đầu tiêu chảy tình trạng này kéo dài hoặc thường xảy ra trong đời sống sẽ khiến nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ tăng cao.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật