Uống rượu đã hại, ăn kèm những thứ này còn hại gấp trăm lần

Uống rượu chắc chắn sẽ không thể thiếu món ăn, món ăn thích hợp với rượu sẽ giúp bảo vệ gan, bảo vệ dạ dày, giảm say.

Ngược lại món ăn không đúng sẽ gây tổn hại cho gan và một số bộ phận khác, vì vậy khi uống rượu cần tránh 8 loại thức ăn sau:

Mỳ lạnh

Đây là món ăn hay được người Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc yêu thích trong mùa hè, tuy nhiên không nên chọn món này khi uống rượu bởi vì trong quá trình chế biến món này cần thêm vào một lượng phèn chua thích hợp phèn chua có tác dụng giảm nhu động dạ dày ăn mỳ lạnh kết hợp với uống rượu sẽ kéo dài thời gian lưu lại của cồn trong dạ dày đường ruột, từ đó tăng độ hấp thụ cồn cho cơ thể, đồng thời cũng tăng sự kích thích cho dạ dày đường ruột, làm chậm tốc độ máu lưu thông, kéo dài thời gian lưu lại của cồn trong cơ thể, làm cho người uống say rượu nguy hại đến sức khỏe

Thực phẩm xông khói

Trong thực phẩm xông khói hàm chứa rất nhiều chất nitrosamine và sắc tố, những chất này sẽ sinh ra phản ứng với cồn, không những gây hại cho gan mà còn tổn hại khoang miệng đường thực quảnniêm mạc dạ dày từ đó dẫn đến ung thư

Đồ nướng

Rất nhiều người thích tụ tập với bạn bè ở các quán đồ nước, vừa uống rượu vừa ăn đồ nướng cảm thấy rất ngon miệng. Tuy nhiên khi uống rượu ăn cùng với đồ nướng không có lợi cho sức khỏe Trong quá trình nướng, tỉ lệ protein trong thức ăn giảm thấp, đồng thời còn sinh ra chất benzopyrene gây ung thư

Bên cạnh đó, các axit nucleic có trong thịt sau khi bị nướng nóng sẽ phân giải sinh ra chất đột biến gen và cũng có thể dẫn đến ung thư. Ngoài ra mùa hè do lượng bia rượu vào trong cơ thể nhiều nên nguy cơ gây bệnh thường cao hơn.

Cà rốt

Không chọn cà rốt khi uống rượu bởi vì chất carotein hàm chứa trong cà rốt khi có tác động của cồn sẽ sinh ra chất xúc tác ở gan và tạo ra chất độc hại, nguy hại đến sức khỏe

Gỏi cá

Các loại hải sản gây lạnh như gỏi cá, gỏi tôm cũng là thực phẩm kỵ với rượu, bởi vì trong  da cá có chất xúc tác thiamine sẽ làm cho vitamin B1 bị phá hủy. Chất xúc tác thiamine khi được làm nóng đến 60 độ C mới mất đi tác dụng. Thời gian dài ăn gỏi cá, đồ sống dễ gây thiếu hụt vitamin B1. Khi uống rượu, cồn sẽ gây trở ngại cho ruột non hấp thụ vitamin B1. Vì vậy nếu ăn gỏi cá kết hợp với uống rượu vitamin B1 sẽ thiếu hụt nghiêm trọng.

Khoai lang

Khi uống rượu và sau khi uống rượu trong vòng 3 tiếng không nên ăn khoai lang bởi vì khoai lang sẽ sinh ra phản ứng với acid dạ dày, có thể tạo ra khối hạch cứng không dễ tan trong nước, từ đó tổn hại đến chức năng tiêu hóa.

Quả hồng

Trong quả hồng giàu acid tannic có thể sinh ra  phản ứng với một số thành phần trong dịch dạ dày, tạo ra chất ngưng tụ không dễ tan trong nước, không có lợi cho việc hấp thụ tiêu hóa thức ăn, từ đó dẫn đến tắc nghẽn đường ruột.

Nước có ga

Nếu uống rượu với nước có ga sẽ tạo ra kích thích cho niêm mạc dạ dày giảm bài tiết của acid dạ dày và chất tiêu hóa dẫn đến viêm dạ dày đường ruột cấp tính, dạ dày lở loét vv... Ngoài ra, uống hai thứ trộn lẫn với nhau còn tăng cường nguy hại của cồn đối với hệ thần kinh trung ương, làm cho huyết áp tăng cao, rất có khả năng gây ra nguy cơ về huyết quản tim não.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật