Cảnh giác bệnh gút tái phát, cực phí nếu bạn bỏ qua bài viết

Để phòng tránh và hạn chế bệnh Gút phát triển, người bệnh cần tuần thủ tuyệt đối chế độ thuốc men đều đặn và liên tục, phối hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Vì bệnh diễn tiến kéo dài, phải điều trị liên tục để tránh tái phát, nên người bệnh cần phải được theo dõi lâu dài bởi các bác sĩ chuyên khoa. Sự hiểu biết về bệnh và việc tuân thủ điều trị của người bệnh có vai trò rất quan trọng đối với kết quả điều trị.

Mắc bệnh Gút do đâu?

Gút là một rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất axit uric trong cơ thể bệnh gút xuất hiện do hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, triệu chứng điển hình là nổi u cục, viêm ở các khớp, sưng đau ở ngón chân cái. Lượng axit uric dư thừa này sẽ kết lại thành các tinh thể đóng ở các khớp gây đau.

Bệnh thường xuất hiện ở nam giới trung niên khoảng 30 tuổi trở lên, thường xuyên uống nhiều rượu bia ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm Tuy nhiên, những năm gần đây, người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh này.

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh khởi phát cấp tính với biểu hiện sưng tấy, nóng, đỏ đau dữ dội và đột ngột ở một khớp. Thường gặp nhất ở ngón chân cái, kế đó là khớp cổ chân, khớp bàn chân, các ngón chân khác, khớp gối, các khớp ở bàn tay khuỷu tay và các vùng gần khớp... Hậu quả của các đợt viêm khớp gút cấp gây ra những cơn đau kinh hoàng cho bệnh nhân, kéo dài khoảng 5 ngày rồi hết, không để lại di chứng gì tại khớp. Khi bệnh chuyển sang mạn tính sẽ xuất hiện nhiều cục tophi quanh khớp, cứng khớp, biến dạng khớp, gây tàn phế, sỏi hệ tiết niệu đặc biệt là sỏi thận nguy hiểm hơn là suy chức năng thận.

Bệnh dễ nhầm lẫn

Bệnh Gút là một bệnh xương khớp có liên quan tới rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh xương khớp khác. Sự nhầm lẫn giữa bệnh gút và một số bệnh lý khác ở khớp là do chúng có những biểu hiện rất giống nhau. Hoặc có những trường hợp mắc bệnh Gút thật sự nhưng vì biểu hiện không điển hình, giống như bệnh khớp khác nhất là viêm khớp dạng thấp

Bệnh Gút có đặc trưng chính là tình trạng viêm cấp ở một khớp với tính chất di chuyển, khi viêm chuyển qua khớp khác thì khớp viêm cũ gần như bình thường. Trong khi viêm khớp dạng thấp là biểu hiện tình trạng của viêm nhiều khớp cùng một lúc, các khớp bị viêm có tính chất đối xứng, triệu chứng đau diễn ra từ từ, gây cứng khớp buổi sáng. Trong bệnh gút đau rất dữ dội và kéo dài khoảng 3-5 ngày. Bệnh Gút biểu hiện bằng các cơn đau cấp, thường xuất hiện đột ngột về đêm, vị trí bắt đầu thường ở các khớp chi dưới, đặc biệt là ngón bàn chân, cơn đau ngày càng dữ dội, va chạm nhẹ cũng đau, đêm đau nhiều hơn ngày, sau đó tự khỏi. Trong khi đó, viêm khớp dạng thấp biểu hiện nhẹ nhàng hơn nhưng dai dẳng.

Phòng bệnh tái phát

Bệnh Gút có thể khắc phục, nếu bệnh nhân tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Tuy nhiên, bệnh cũng rất dễ tái phát. Vì vậy, để phòng tránh và hạn chế bệnh gút phát triển, cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý, không ăn uống quá mức.

Đặc biệt phải kiêng rượu và các chất kích thích như trà đặc, cà phê, ớt; hạn chế uống bia rượu và ăn nhiều đạm như thịt đỏ phủ tạng động vật, hải sản. Trong các loại thịt nên chọn gà, vịt, cá vì nó chứa ít cholesterol

Người bệnh nên ăn nhiều hoa quảrau như: rau cần, súp lơ dưa chuột cải xanh khoai tây bí đỏ dưa hấu đậu đỏ lê, táo, nho; uống các loại nước khoáng thiên nhiên chứa bicarbonate sữa bò.

Không nên có những hoạt động nặng hay kéo dài vì điều này gây áp lực lên mặt khớp dẫn đến hư sụn khớp Trong trường hợp đó, bệnh nhân bị đau do khớp bị thoái hóa chứ không phải do cơn Gút cấp tính nữa.

Ở bệnh nhân Gút, sau khớp, thận là cơ quan thứ hai bị ảnh hưởng. Vì vậy, cần uống nhiều nước để làm sạch đường tiểu một cách tự nhiên (hòa loãng các chất cặn có trong đường tiểu).

Bệnh nhân Gút lưu ý không để cơ thể nhiễm lạnh hoặc táo bón Bệnh nhân cần phải uống thuốc đều đặn để duy trì nồng độ axit uric vì việc hàm lượng chất này đột ngột tăng cao sẽ dẫn đến cơn Gút cấp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật