Mẹ đang TỰ HẠI CON MÌNH nếu cho trẻ dưới 3 tuổi ăn nước hầm xương

Thói quen dùng nước hầm xương như xương lợn, chân gà và các loại xương khác để lấy nước cho trẻ ăn vì nghĩ nước xương cung cấp chất đạm và canxi đủ để trẻ lớn và cứng rắn là hoàn toàn sai lầm.

Khi cho trẻ ăn dặm thì các bà, các mẹ thường truyền nhau một kinh nghiệm đó là ninh nước xương để nấu bột cho con. Thế nhưng cách làm vẫn được coi là hàng đầu trong việc chăm con này lại là một sai lầm nghiêm trọng. Chính việc cho trẻ dưới 3 tuổi thường xuyên ăn nước hầm xương là nguyên nhân khiến cho trẻ thấp còi, nhẹ cân và kém tiêu hóa.

Cho trẻ dưới 3 tuổi ăn nước hầm xương là sai lầm

Theo Khỏe và Đẹp, đối với trẻ nhỏ, viêc hấp thụ chất béo là một điều cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. So với lúc sinh, cân nặng của bé sẽ tăng dần, gấp 3 khi bé trong 1 tuổi và tăng gấp 4 lần lúc bé 2 tuổi. Từ 6 tháng đến 3 tuổi, trọng lượng của bộ não tăng lên đến mức bằng 80% so với bộ não của người trưởng thành.

Từ năm thứ 3 trở đi, bộ não của trẻ vẫn phát triển nhưng chậm dần và đến năm 6 tuổi, cáu trúc kết nối của bộ não đã gần như hoàn thiện. Trong khi đó, chất béo chiếm khoảng 70-85% cấu trúc não và dây thần kinh Vì vậy trong thời gian này trẻ cần được bổ sung lượng chất béo phù hợp.

Cho trẻ dưới 3 tuổi ăn nước hầm xương khiến trẻ chậm phát triển

Cho trẻ dưới 3 tuổi ăn nước hầm xương khiến trẻ chậm phát triển

Trả lời trên báo chí, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thúy Hòa, Viện trưởng viện dinh dưỡng ứng dụng giải thích: “Thói quen cho trẻ ăn nước hầm xương là chưa đúng. Bởi cứ 100 ml nước xương chỉ cung cấp khoảng 0,6 gam đạm trong khi nhu cầu cần thiết của trẻ là 21 gam đạm trong một ngày. Còn khi xương đã hầm lên thì lượng canxi thu được không đáng kể, hơn nữa lại là canxi vô cơ, trẻ rất khó hấp thụ. Cứ 100 ml nước xương hầm sẽ có khoảng 33,5 miligam canxi. Thêm nữa là tỉ lệ canxi trên phốt pho phải cân đối thì trẻ mới hấp thu được. Còn ở nước hầm xương thì tỉ lệ canxi cao, phốt pho thấp nên khi vào cơ thể sẽ rút phốt pho từ cơ thể ở xương cột sống của bé ra và như thế trẻ sẽ bị còi xương.”

Khi mua xương, mọi người vẫn có thói quen chọn phần có thêm tủy. Nhưng thực chất cái tủy đó có tốt hay không? Thực chất trong tủy có thành phần chất béo nhiều hơn chất đạm Mà chất béo là chất béo no, chất béo động vật nên rất khó tiêu Trẻ dưới 1 tuổi ăn vào sẽ không hấp thu được, ăn nhiều sẽ gây đi ngoài hoặc phân sống. Bởi vậy, nếu cho trẻ ăn xương có phần tủy này sẽ là một nhược điểm lớn bởi ức chế sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác.

5 tác hại khi dùng nước xương hầm cho trẻ dưới 3 tuổi

- Khó tiêu, dễ tiêu chảy: Mặc dù, nước hầm xương cũng chứa nhiều chất béo nhưng đó chỉ là chất béo động vật, khó tiêu hóa Nếu trẻ ăn quá nhiều sẽ dẫn đến bị tiêu chảy

- Không có đủ dinh dưỡng: Thực tế, nước hầm xương chỉ có tác dụng là mang lại vị ngọt và mùi thơm. Trong nước thịt, nước xương hầm có nhiều nitơ, tạo cảm giác ngon miệng, vị thơm nhưng có chứa rất ít đạm và canxi Ngoài vị thơm ra, nước xương không có đủ dinh dưỡng Hơn nữa, còn gây khó tiêu dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

- Canxi vô cơ trẻ không hấp thụ được: canxi là một thành tố quan trọng trong cấu trúc xương và răng giúp xương bé phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng chiều cao Khi ninh xương lượng canxi trong xương không có nhiều và không thể ra nước 100% được. Ngoài ra canxi có trong xương ống chủ yếu là canxi vô cơ, cơ thể trẻ không thể hấp thụ. Do đó bé dễ còi xương chậm mọc răng khi mẹ thường xuyên dùng nước hầm xương chế biến đồ ăn cho con.

- Suy dinh dưỡng, thiếu máu: Cho dù chỉ tồn tại ở bã thì trong thịt, cá, tôm…vẫn chứa nhiều protein Nếu trẻ chỉ ăn nước sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡngthiếu máu Các vitamin C, E, A, sắt, kẽm trong rau…khi sẽ bị hòa tan khi nấu canh. Do đó, trẻ dễ bị táo bón thiếu chất xơ nếu mẹ chỏ cho con ăn nước. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ ăn tất cả các phần bằng cách nghiền, xay hoặc băm nhỏ để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng

- Trẻ lười nhai, chán ăn: Khi nấu cháo cho bé, mẹ chỉ cho con ăn nước dùng mà không có rau thịt, sẽ làm cho trẻ dễ nuốt. Nhưng về lâu dài chế độ ăn như vậy sẽ khiến trẻ lười nhai, hay ngậm thức ăn và dẫn đến chán ăn

Như vậy trong một bát bột nước xương hầm, trẻ bị thiếu hàng loạt các chất dinh dưỡng và khi bị thiếu như vậy thì chỉ một thời gian ngắn sau, trẻ sẽ mắc các bệnh do thiếu dinh dưỡng gây nên như: thấp còi, nhẹ cân, thiếu canxi…

Nên chọn thực phẩm tươi, sạch. Thịt, rau rửa cắt bằm nấu khi nước sôi. Nấu vừa chín, thêm 1, 2 muỗng dầu tùy độ tuổi. Cho bé ăn ngay sau khi nấu. Khi bé lớn hơn 1 tuổi, bé thích các món ăn như phở bún, miến, mì… khi đó bạn có thể hầm xương gà, xương heo để lấy nước ngọt chế biến cho bé. Tuy nhiên, bạn cũng không được quên 4 nhóm dinh dưỡng chính: đạm (thịt, cá), bột, rau, béo (dầu ăn). 

Viện trưởng Phạm Thị Thúy Hòa khuyến cáo thêm: “Việc sử dụng nước hầm xương cho trẻ dưới 3 tuổi là hoàn toàn sai lầm. Trẻ từ 3 tuổi trở lên mới bắt đầu được dùng nước hầm xương trong các bữa ăn”.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật