Chữa suy dinh dưỡng cho trẻ cần lưu ý nguyên tắc gì?

Suy dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng đặc biệt là thiếu protein và năng lượng. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, hay gặp nhất là ở lứa tuổi từ 6 - 24 tháng suy dinh dưỡng thường kèm theo tình trạng dễ nhiễm khuẩn và ngược lại nhiễm khuẩn làm cho suy dinh dưỡng nặng thêm. Vậy, chữa suy dinh dưỡng như thế nào cho hợp lý?

Nguyên tắc chữa suy dinh dưỡng

- Đối với trẻ suy dinh dưỡng nhẹ (độ 1):

Chỉ cần chữa trị tại nhà bằng cách hướng dẫn bà mẹ hoặc người nhà điều chỉnh lại chế độ ăn cho hợp lý và theo dõi sự tăng cân của trẻ dựa vào "Biểu đồ tăng trưởng". Nên cho trẻ ăn thêm các thực phẩm có đậm độ năng lượng cao như dầu, mỡ, các thức ăn giàu protein động vật như: thịt, cá trứng sữa các loại rau xanh và quả tươi giàu vitamin A cũng như các vitamin khác, giàu các chất khoáng

Chữa suy dinh dưỡng độ 1 cho trẻ khá đơn giản

Chữa suy dinh dưỡng độ 1 cho trẻ khá đơn giản

Trẻ còn bú mẹ nên tiếp tục cho bú, không nên cai sữa khi trẻ đang bị suy dinh dưỡng.

- Với trẻ suy dinh dưỡng vừa (độ 2):

Có thể chữa suy dinh dưỡng ngoại trú tại các phòng khám bệnh viện tỉnh, khu vực hoặc các trung tâm phục hồi dinh dưỡng Vì suy dinh dưỡng độ 2 có thể có bội nhiễm vi khuẩn và cũng tư vấn chế độ ăn như độ 1.

- Suy dinh dưỡng nặng (độ 3)

Trẻ suy dinh dưỡng nặng cần đưa ngay tới bệnh viện để điều trị. Trẻ thường gặp các biến chứng: Hạ đường huyết hạ thân nhiệt rối loạn điện giải tổn thương timtử vong rất nhanh cùng với các biến chứng nhiễm khuẩn khác. Người ta nhận thấy liệu pháp chữa suy dinh dưỡng hợp lý, kịp thời có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa những biến chứng này.

Nguyên tắc cho ăn

- Ăn nhiều bữa trong ngày, những ngày đầu cứ 2 tiếng cho ăn 1 lần.

- Ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều.

- Ăn tăng dần calo (từ 75 - 100 - 150 - 200 kcal/ kg). Khi trẻ ổn định duy trì ở mức 120 kcal/ kg/ ngày.

Người ta thấy rằng ở mức 100 kcal/ kg trọng lượng cơ thể/ ngày thì cân nặng của trẻ không tăng hoặc tăng không có ý nghĩa. Nhưng với mức 200 kcal/ kg thì trẻ suy dinh dưỡng có mức độ tăng trọng tối đa, để bắt kịp đà tăng truởng "Catch - up growth" tức là tăng được khoảng 70 g/ kg/ tuần, hay còn gọi là "sự lớn bù"

Khi nhu cầu protein đã thoả mãn thì năng luợng là yếu tố quyết định sự tăng trọng của trẻ trong phục hồi dinh d­ưỡng.

Nhu cầu protein của cơ thể là rất quan trọng trong phát triển cơ thể

Nhu cầu protein của cơ thể là rất quan trọng trong phát triển cơ thể

Tăng dần protein (từ 1 - 2 - 3 - 4 - 5 g/ kg). Khi trẻ ổn định duy trì ở mức 3g/ kg. Đa số các tác giả cho rằng trong chữa suy dinh dưỡng, protein cho với số l­ượng quá lớn là không cần thiết mà cần sử dụng những loại protein có giá trị sinh học cao (nh­ư protein của trứng sữa, thịt, cá...). Protein tăng từ 1 - 2 - 3g rồi tăng dần tối đa là 4 - 5g / kg/ngày. Protein cho 4 - 5g / kg và mức năng l­ợng từ 150 - 200 kcal/ kg/ ngày đã thoả mãn cho "sự lớn bù". Nếu bệnh nhân ăn bằng miệng không đủ nhu cầu thì cho ăn bằng bơm qua ống thông hoặc nhỏ giọt dạ dày

Các thực phẩm sử dụng

- Dùng sữa cho thêm dầu, đường hoặc các loại thức ăn khác có đậm độ năng lượng cao, đảm bảo 1 kcal/ 1 ml thức ăn.

- Ở trẻ còn bú: Ngoài sữa mẹ cho trẻ ăn thêm những bữa sữa - dầu - đường.

- Ở trẻ ăn bổ sung: Ngoài sữa mẹ và những bữa sữa - dầu - đường cho ăn thêm bột ngũ cốc nấu với thịt, cá, trứng (thay đổi) + rau + dầu.

- Ngoài ra, chữa suy dinh dưỡng nên cho trẻ uống thêm các loại nước quả tươi

- Chế độ ăn bằng sữa bò (Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi, mẹ không sữa)

Chữa trị bổ sung

- Bồi phụ nước điện giải: Mất nước nhẹ và vừa cho uống dung dịch oresol 50 - 100 ml/ kg cân nặng trong 4 - 6 giờ, uống ít một, nếu đỡ duy trì ở mức 100 ml/kg. Nếu không đỡ cho uống 1 liều như ban đầu, theo dõi sát để có thái độ xử lý tiếp.

Trong chữa suy dinh dưỡng, bồi phụ điện giải là rất cần thiết

Trong chữa suy dinh dưỡng, bồi phụ điện giải là rất cần thiết

- Mất nước nặng: trẻ li bì, không uống được hoặc nôn nhiều, cần truyền tĩnh mạch liều lượng 70 ml/kg trong 3 giờ đầu dung dịch ringerlactat. Khi trẻ đỡ, uống được thì cho uống thay truyền tĩnh mạch

Chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn kèm theo

- Phát hiện sớm, điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng bằng kháng sinh hợp lý.

- Chữa suy dinh dưỡng bổ sung khoáng, vitamin: Kali, sắt, acid folic vitamin A vitamin B1, B2... Đối với trẻ suy dinh dưỡng nặng không cho sắt trong giai đoạn đầu, chỉ sử dụng sắt khi trẻ bắt đầu tăng cân

- Chăm sóc: Giữ gìn vệ sinh thân thể chăm sóc da mắt, tai răng miệng.

Dự phòng

Hiện nay công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã trở thành một hoạt động dinh dưỡng quan trọng ở nước ta, trong đó mục tiêu hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng được đưa vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền, các địa phương

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật