Vitamin: Tố chất cần thiết cho sự sống của con người

Vào năm 1889, bác sĩ người Hà Lan Christiaan Eijkman nhận thấy những con gà mái được nuôi dưỡng bằng gạo chà sạch cám bị mắc chứng bệnh gọi là “beriberi”. Ngược lại, những con gà được nuôi bằng gạo còn nguyên cám thì không mắc bệnh. BS. Eijkman cho rằng trong gạo có chất giải độc nằm ở lớp cám.

Vào năm 1911, TS. Casimir Funk đã xác định được một hoạt chất có tác dụng chữa chứng bệnh beriberi. Chất này được gọi là thiamin. Nhà nghiên cứu đề nghị đặt tên là “vitamin” (tiếng Latin, bao gồm vita (sự sống) và amin (tên của gốc hóa học).

Phải chờ đến năm 1926, các nhà nghiên cứu mới phân lập được vitamin B1 và đến năm 1936 các nhà khoa học mới tổng hợp được vitamin này. Hiện nay, chứng bệnh beriberi hầu như đã biến mất, ngoại trừ một số nước nghèo đói.

Trước cuộc khám phá này, những chứng bệnh do thiếu vitamin được người thời đó gán cho là bị Chúa trừng phạt. Những biểu hiện bệnh lý khác nhau do thiếu vitamin như mù lòa hay còi xương hiện nay thì ngày trước đều do các nguyên nhân thần bí.

Vào năm 1917 bệnh scorbut được chính thức xác định là do thiếu vitamin đó là vitamin c Tuy nhiên, vào năm 1753, bác sĩ người Scotlan thuộc Hải quân Hoàng gia Anh, James Lind, đã khuyến cáo các thủy thủ nên ăn nhiều cam và chanh.

Vitamin C có tác dụng chống bệnh scorbut, được chiết xuất từ quả chanh và sau đó được nhà hóa học người Hungari định danh vào năm 1828, rồi được tổng hợp vào năm 1933.

Vitamin C được sử dụng để chữa trị chứng scorbut các bệnh nhiễm khuẩn bệnh thiếu máu bệnh thấp khớp bệnh đái tháo đường Vào năm 1929, nhà sinh hóa người Đan Mạch Henrik Dam nhận thấy rằng, những con gà mái được cho ăn khẩu phần nghèo chất béo và cholesterol thì có hội chứng xuất huyết

Các vitamin đã được tìm thấy không có hiệu quả chữa bệnh, chỉ có hoạt chất được chiết xuất từ rau xanh (rau bina, cải bắp) là có tác dụng. Từ đó, các nhà nghiên cứu khám phá ra vitamin k được chiết xuất từ năm 1934 và được tổng hợp vào năm 1939. Vitamin cuối cùng được khám phá là vitamin B12 vào năm 1948.

Mỗi loại vitamin có một chức năng riêng đối với cơ thể: vitamin A cần cho thị giác; B1 cung cấp năng lượng cho cơ thể; B2 giúp cho sự biến dưỡng; B3 làm giảm cholesterol và giữ một vai trò trong sự hình thành máu; B5 giúp tái tạo tế bào; B6 tham gia vào sự đồng hóa protein;

B8 góp mặt trong quá trình đồng hóa glucid và lipid; B9 giúp phát triển chức năng của hệ thần kinh; B12 có tác dụng chống dị ứng và giải độc; C có tác dụng chống ôxy hóa và phòng ngừa các bệnh về tai mũi họng; D rất cần cho sự tăng trưởng và phát triển của xương; E cần cho sự tăng trưởng của tế bào; K cần cho sự đông máu và khoáng hóa xương...

Về bản chất, vitamin được xem như là thuốc

Vì sao lại không có vitamin B4 hay B7? Lổ hỗng này tương ứng với các yếu tố dinh dưỡng mà các nhà nghiên cứu cho rằng đó là các vitamin mới nhưng cuối cùng thì không phải. Như vậy, chính xác vitamin là gì?

Thực sự vitamin là những chất hữu cơ cần thiết cho sự biến dưỡng nhưng với một lượng rất nhỏ, có nghĩa chúng là những chất xúc tác, những phân tử can thiệp vào tiến trình của chuỗi phản ứng hóa học mà không bị tiêu thụ, tức là chúng vẫn còn tồn tại đến cuối phản ứng.

Các nhà khoa học chia vitamin làm 2 loại: loại tan trong nước, không được giữ lại trong cơ thể mà lượng dư thừa được thải ra theo nước tiểu (các vitamin B và C); loại tan trong mỡ thì được dữ trữ lại.

Về cơ bản, vitamin được xem như là thuốc và có thể được kê đơn. Giữa những năm 1987 và 1991, có khoảng 141 biệt dược chống mệt mỏi như vitamin c đã không được bảo hiểm xã hội thanh toán bởi vì họ cho là không cần thiết cho điều trị. Hiện nay, ở Pháp chỉ còn một số được thanh toán bảo hiểm như vitamin D vì cần cho trẻ em hay vitamin B9 (acid folic) cần cho thai phụ. Còn những vitamin khác được xem như thực phẩm chức năng.

Những cột mốc lịch sử của vitamin

Năm 1536: Jacques Cartier phát hiện các dấu hiệu như kiệt sức chảy máu chân răng da có nhiều vết bầm... đó là dấu hiệu của chứng bệnh scorbut. Chứng bệnh đã giết chết hàng loạt thủy thủ trên tàu viễn dương cho đến cuối thế kỷ XVII.

Năm 1912: Nhà sinh hóa người Mỹ Elmer McCollum đã khám phá ra vitamin A (còn gọi là retinol). Năm 1931, Paul Karrer tìm ra cấu trúc của vitamin A và phát hiện trong dầu gan cá thu có chứa một lượng rất lớn vitamin này.

Năm 1926: George R.Minot và William P.Murphy, hai bác sĩ của Viện đại học Harvard, Hoa Kỳ, đã chữa lành cho những bệnh nhân bị chứng thiếu máu trầm trọng bằng cách tiêm một chất chiết xuất từ gan động vật. Năm 1948, các nhà khoa học đã chiết xuất thành công vitamin B12 và tổng hợp được vào năm 1973.

Năm 1928: thuốc đầu tiên chứa vitamin D có tên gọi sterogyl được tung ra thị trường. Chỉ cần vài giọt từ chai thuốc này vào bình sữa là có thể phòng ngừa được chứng bệnh còi xương và giúp trẻ tăng trưởng.

Năm 1933: BS. Alfred Gilman, Trưởng khoa sinh hóa của Trường đại học Chicago, Hoa Kỳ, cùng với cộng sự Julius Kowalsky đã ăn điểm tâm bằng những viên nang vitamin protein và chất béo với ý định thay cho thức ăn.

Năm 1940: Đã tổng hợp được loại thuốc có biệt dược nestrovit chứa 4 loại vitamin A,B1,C và D, rất phổ biến vào thời đó.

Năm 1963: Chỉ thị của Bộ Y tế Pháp về việc phổ quát hóa việc sử dụng vitamin D cho trẻ em, từ sơ sinh đến 5 tuổi, để phòng ngừa chứng còi xương.

Năm 1968: Linus Pauling, nhà vật lý - hóa học người Mỹ, lần đầu tiên đề xuất “Y học phân tử chính thống” trong tạp chí Science với mục đích đem lại cho cơ thể sự quân bình hoàn hảo. Ông gọi đó là “liệu pháp dinh dưỡng” đã truyền bá rộng rãi ở Hoa Kỳ, Canada và Pháp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật