Những điều tối thiểu bạn gái nhất định phải biết về kinh nguyệt

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường ở nữ giới. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng hiểu biết đầy đủ về những ngày này.

Chúng ta hãy cùng xem các bác sĩ chuyên khoa đưa ra những chia sẻ như thế nào liên quan đến chu kì kinh nguyệt của bạn nhé!

1. Làm thế nào để biết được chu kỳ kinh nguyệt của bạn là bình thường?

Chia sẻ của Giáo sư Mary Jane Minkin, khoa phụ sản tại ĐH Y dược Yale, New Haven, Connecticut:

Bạn bè thường hỏi tôi như thế nào là kinh nguyệt ra nhiều, và tôi thường hỏi họ rằng: 'Bạn dùng bao nhiêu tampon hay băng vệ sinh (BVS) vào ngày nhiều nhất?', và ngạc nhiên là hầu hết họ đều không biết. Đề nghị của tôi là bạn nên sử dụng các ứng dụng trên điện thoại hay các cách đại loại như vậy để theo dõi. Bởi vì nếu bạn phải thay BVS hàng giờ thì phải báo cho bác sĩ ngay. Ra máu nhiều có thể là dấu hiệu của một số vấn đề như rối loạn đông máu hay suy giáp

Biết được chu kỳ kinh nguyệt của mình cũng rất quan trọng. Thay đổi trong chu kỳ là dấu hiệu rõ nét cho thấy bạn đang ở trong thời kỳ tiền mãn kinh ở độ tuổi 40, nhưng cũng có thể sớm hơn như ở độ tuổi 30, khi sự thay đổi trong tiết tố nữ estrogenprogesterone trở nên thất thường hơn. Không nên bỏ qua các dấu hiệu bất thường ấy mà hãy liên hệ với các bác sĩ và giải quyết vấn đề.

2. Đừng quá lo lắng khi bị cảm trong những ngày 'đèn đỏ'

Chia sẻ của Sara Gottried, tác giả cuốn sách 'The Hormone Reset Diet':

Một người bạn đã từng hỏi tôi tại sao khi đến kỳ kinh nguyệt, mình lại thường hay bị cảm. Sự thật là, một số phụ nữ gặp phải các triệu chứng giống như đang bị sốt hay cảm lạnh khi đến kỳ kinh như bị sung huyết buồn nôn mệt mỏi đau nhức.

Đó có thể là do prostaglandin một chất gây viêm gây nên đau bụngtiêu chảy Tôi thường khuyên chị em nên dùng khoảng 3000mg dầu cá hằng ngày. Dầu cá chứa Omega -3, có đặc tính chống viêm, có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày này.

3. Kinh nguyệt không phải là lý do để bạn 'tiêu thụ' hết tất thảy sô-cô-la

Chia sẻ của Fahimeh Sasan, trợ lý giáo sư về sản phụ khoa và khoa học sinh sản, trường Y khoa Icahn, Mount Sinai, New York:

Bạn của tôi thường nói cô ấy như biến thành 'quái vật sô-cô-la' khi đến kỳ kinh và cô ấy thắc mắc không biết cơ thể có thiếu chất gì hay không. Tôi bảo có một gải thuyết cho rằng chu kỳ kinh nguyệt ra nhiều sẽ là giảm lượng magie và bởi bì sô-cô-la rất giàu các khoáng chất nên có lẽ bạn ghiền sô-cô-la là vì thế. Nhưng một tin xấu là có lẽ đó đã trở thành một thói quen. Tôi nói cô ấy chỉ nên 'tự thưởng' cho bản thân 1 hoặc 2 miếng sô-cô-la đen, cung cấp chất oxy hóa và đường cao. Còn sô-cô-la sữa chỉ làm bạn béo và có thể gây đầy hơi và trầm trọng hơn là các triệu chứng PMS.

Kinh nguyệt không phải là lý do để bạn 'tiêu thụ' hết tất thảy sô-cô-la

Kinh nguyệt không phải là lý do để bạn 'tiêu thụ' hết tất thảy sô-cô-la

4. Chu kỳ kinh của bạn sẽ không đến ngay sau khi ngưng dùng thuốc tránh thai

Chia sẻ của Mache Seibei, tác giả cuốn sách 'The estrogen Widow' và Giáo sư sản phụ khoa tại trường Y Massachusetts, Worcester:

Con gái của một người bạn vừa nói với tôi cô ấy đã sẵn sàng để có gia đình và cô ấy lo lắng rằng kinh nguyệt của cô ấy không xuất hiện kể từ khi cắt thuốc tránh thai vào 2 tháng trước. Tôi giải thích với cô ấy rằng phải mất từ 3-6 tháng để có kinh lại, thậm chí còn lâu hơn. Không phải là do thuốc tránh thai không an toàn, mà đơn giản là do nó ngăn cơ thể tiết ra các hoóc-môn liên quan đến sự rụng trứng và kinh nguyệt, và phải mất một khoảng thời gian để cho quá trình ấy trở lại bình thường.

Tôi khuyên nên đến gặp bác sĩ nếu kinh nguyệt không xuất hiện trong vòng 6 tháng vì cô ấy đã 35 tuổi. Và tôi cũng đề nghị nên bắt đầu dùng vitamin trước khi sinh ngay lập tức, bởi vì thuốc tránh thai gây trở ngại cho việc hấp thu vitamin B cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh.

5. Đừng bao giờ xem thường khi bị chuột rút

Chia sẻ của James Segars, Giám đốc Bộ phận Khoa học sinh sản và nghiên cứu sức khỏe phụ nữ và Giáo sư sản phụ khoa tại ĐH Johns Hopkins, Baltimore:

Một người đồng nghiệp đã đến xin lời khuyên của tôi: Cô ấy rất lo lắng bởi vì cô ấy đau khủng khiếp và ra máu rất nhiều, nhưng bác sĩ lại không chắc lý do vì sao. Bởi vì cô ấy đã ở độ tuổi 40, và tôi đã đề nghị cô ấy siêu âm để xem có u xơ cổ tử cung hay không. Những khối u này thường kết hợp với đau vùng chậu đau bụng và ra máu nhiều, và nó thực sự phổ biến ở phụ nữ độ tuổi 35. Một vài tháng sau cô ấy gọi tôi và thông báo: 'Cậu đã đúng! Mình đã bị u xơ tử cung!'.

U xơ cổ tử cung thường di truyền và nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở những phụ nữa Mỹ gốc Phi. Nghiên cứu cho thấy 15% phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 30 bị u xơ tử cung mà không có triệu chứng nào, nhưng tỷ lệ này ở phụ nữ da đen là 26%. Vì vậy, hãy kiểm tra lịch sử gia đình bạn và yêu cầu bác sĩ cho siêu âm để ngăn chặn ngay từ giai đoạn đầu.

6. Ngăn chặn cảm giác trướng bụng những ngày đèn đỏ

Chia sẻ của Mary Jane Minkin, Bác sĩ Y khoa tại Mỹ:

Con gái bạn tôi thường có những thắc mắc: 'Một tuần trước khi có kinh, nên uống từ 100 đến 200 mg vitamin B6, 200 IU vitamin E và khoảng 1000 IU dầu hoa anh thảo mỗi ngày'. Tôi không chắc tại sao bộ ba này lại có tính chất lợi tiểu và có thể ngăn chặn các hoạt động của hoóc-môn prolactin - một nguyên nhân gây trướng bụng. Vì bất cứ lý do gì, khoảng 60-70% đã cảm thấy tốt hơn khi thử 'vitamin cocktail' này và nó thực sự an toàn.

Đừng bao giờ xem thường khi bị chuột rút

Đừng bao giờ xem thường khi bị chuột rút

7. Đừng tập luyện quá sức

Chia sẻ của Sara Gottfried, Bác sĩ Y khoa tại Mỹ:

Có một vài lý do tại sao nhiều phụ nữ cảm thấy không khỏe hay năng động khi đang có kinh: luyện tập cơ bắp cần oxy để sản sinh năng lượng, và khi bạn có kinh, bạn mất rất nhiều sắt – khoáng chất dùng để vận chuyển oxy đến các mô và hộ trợ chức năng của cơ bắp. Kết quả là bạn thậm chí cảm thấy mệt khi leo cầu thang. Lời khuyên của tôi là nên tập luyện nhẹ nhàng và ăn nhiều thức ăn bổ sung sắt như thịt đỏrau có màu xanh đậm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật