Sự phiền toái của người viêm loét dạ dày: Muốn ăn ngon, món lạ cũng khó

Nỗi khổ chung của những người bị dạ dày chính là nói không với việc ăn uống tùy tiện hoặc với các món ăn ngon, lạ nhưng có chứa nhiều chất béo và khó tiêu hóa.

Chị Trần Thị Tuyết Nga, Chuyên viên Truyền thông, Đại học Công nghệ tâm sự: "Công việc của một người làm truyền thông khiến tôi thường xuyên phải ra ngoài giao tiếp và tham dự các buổi tiệc tùng. Nhưng đến khổ vì chỉ cần một sự thay đổi nhẹ từ đồ ăn hay sơ ý dùng chút chất kích thích thôi, thậm chí cả một ly nước cam hơi chua là sẽ ngay lập tức nếm mùi đau đớn từ cái bao tử ".

Còn đối với một tín đồ của chocolate như chị Nguyễn Thị Tú Uyên – Sinh viên Học viện Y Dược Cổ truyền Việt Nam thì: "Thế mà cũng phải kiêng khem hơn một năm nay rồi, bây giờ dù  có nhìn thấy chocolate thì cũng chẳng dám vồ vập nữa". 

Cùng chung tâm trạng, anh Lê Minh Khiết – Chuyên viên Marketing, Công ty Đầu tư phát triển Cửu Long than phiền: "Mấy cái món đồ cay cay như Mỳ Hàn Quốc ấy bình thường là món khoái khẩu của tôi, nhất là trong mùa lạnh này. Nhưng thực sự có thèm đến mấy giờ cũng không dám liều…"

Viêm loét dạ dày hiện đang là một căn bệnh về tiêu hóa khá phổ biến, nguyên nhân chính là do dư thừa acid HCl và tình trạng ứ trệ kéo dài của dạ dày gây nên. Nếu người bệnh không có một chế độ ăn uống khoa học và hạn chế các đồ ăn có tác nhân khiến acid HCl trong dạ dày tăng lên thì bệnh sẽ ngày càng có chuyển biến xấu.

Song cũng không vì thế mà người bệnh quá khắt khe trong việc ăn uống vì nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến suy giảm hệ miễn dịchsức đề kháng của cơ thể. Theo các chuyên gia y tế, để hạn chế mức độ tổn thương và giúp các vết loét mau chóng phục hồi, đồng thời đảm bảo dinh dưỡng thì nên dùng các nhóm thực phẩm dưới đây:

Nhóm thực phẩm giúp dạ dày tiêu hóa nhanh, giảm ứ trệ: 

Duy trì mỗi ngày một hộp sữa chua là cách để bổ sung vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn có hại, đồng thời làm giảm sự phát triển cũng như bám dính của các loại vi khuẩn Ecoli, Yersina và đặc biệt là vi khuẩn HP. Bên cạnh đó, để tiêu hóa dễ dàng, cũng nên sử dụng một số loại thịt trong chế biến món ăn hằng ngày như thịt nạc thăn, cá tim lợn, thịt ngan...Những món ăn này nhiều đạm nhưng dễ tiêu và nên chế biến bằng cách hấp, luộc hoặc om thay vì chiên rán.

Nhóm thực phẩm có tính hút acid như: bánh mì bánh quy, bánh xốp…hoặc một số món ăntinh bột được làm từ gạo nếp bột sắn, các loại khoai ninh nhừ…Những đồ ăn này có tính bọc niêm mạc dạ dày rất tốt.

Nhóm thực phẩm giúp trung hòa acid: sữa nóng và trứng song chỉ nên ăn trứng rán 2 đến 3 lần một tuần. Nên uống nước lọc thay vì thói quen sử dụng nước có gas.

Nhóm thực phẩm giúp mau lành vết thương: Các loại rau củ tươi và các loại rau họ cải như cải bắp củ cải …cung cấp lượng vitamin A,B,C dồi dào, có tác dụng làm lành chỗ viêm loét nhanh chóng. Có thể chế biến bằng cách luộc hoặc hấp.

Bên cạnh đó cũng nên ăn nhiều tôm vì loại thức ăn này không chỉ giàu protein mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm giúp mọi vết loét mau lành. Đặc biệt, cần chú ý kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng với sử dụng nghệ vàng nhằm nhanh chóng chữa lành vết thương sát khuẩn.

Để tăng tính hấp thu của hoạt chất curcumin có trong nghệ vàng, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng thành công công nghệ nano trong bào chế curcumin, tạo ra sản phẩm CumarGold, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng hiệu quả.

Ngoài việc chọn lựa được loại thực phẩmđồ uống tốt cho bệnh viêm dạ dày người bệnh cũng nên chú ý một số nguyên tắc trong ăn uống: Nên ăn uống đúng giờ, chia nhỏ các bữa ăn, tránh đồ ăn khó tiêu đồ có tính acid cao, các loại gia vị có tính kích thích cao đồ uống có ga…Đồng thời cũng kết hợp tập luyện và tạo thói quen sinh hoạt tốt để giúp dạ dày nhanh chóng ổn định và phục hồi.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật