Món ăn - Bài thuốc chữa bệnh thoát thư theo y học cổ truyền

Thoát thư là một loại bệnh các tiểu động, tĩnh mạch toàn thân trở tắc mạn tính có tính chu kỳ và gia tăng nặng thêm. Chủ yếu gặp ở chi dưới. Bệnh biểu hiện viêm huyết quản, hình thành cục huyết khối dẫn đến thiếu máu cục bộ. Cuối cùng hoại tử dẫn đến đoạn cuối chi thể thoát lạc, vì vậy mới có tên thoát thư. Bệnh này tương đương với bệnh tắc tĩnh mạch chi dưới của y học hiện đại.

Nguyên nhân: Mất điều hòa chức năng tạng phủ, hàn thấp xâm nhập, khí huyết ngưng trệ, mạch đạo trở tắc không thông, chi thể thất dưỡng gây nên, về lâm sàng có hư hàn thận hư huyết ứ, huyết độc (khí), khí huyết lưỡng hư.

Triệu chứng:

- Thời kỳ đầu là thiếu máu cục bộ sau khi đi lại hoặc lao động, cẳng chân hoặc bàn chân sưng đau, co duỗi đau như đâm chọc, chân tay tê dại, phát lạnh, đau mỏi sưng, hay bị mệt nhọc...

- Trung kỳ: “Kỳ trở ngại dinh dưỡng đau đớn liên tục động mạch ở chi tiêu mất, không có mồ hôi móng chân mọc chậm, tăng dầy và biến dạng da khô ráp, lông tơ rụng dần, màu da đỏ hồng hoặc tím hoặc vàng nhợt, bắp thịt cẳng chân khô teo.

- Cuối kỳ: "Kỳ hoại tử người bệnh bắt đầu đen đầu ngón chân, khô lép, hoại thư, hình thành lở loét, rất khó kín miệng, đau đớn kịch liệt, chi thể thũng trướng cực độ, ứ tím.

Nguyên tắc điều trị: Dạng hư hàn thì ôn dương thông mạch, tán hàn khu thấp, dạng nhiệt ứ thì hoạt huyết thông lạc chỉ thống, dạng nhiệt độc thì thanh nhiệt, giải độc hoạt huyết chỉ thống, dạng khí huyết lưỡng hư thì bổ dưỡng khí huyết, dạng thận hư thì tư bổ gan thận hoặc ôn bổ thận dương.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc các món ăn - bài thuốc sau có tác dụng điều trị bệnh thoát thư:

Nước kim ngân đan sâm: Kim ngân hoa 50g bồ công anh 50g, đan sâm 50g xích thược 30g, huyền sâm 30g, đường trắng 50g. Rửa sạch các loại thuốc bỏ vào nồi, đổ nước đun sôi nhỏ lửa sắc 30 - 50 phút, lọc lấy nước, cho đường vào quấy đều. Uống nóng, dùng thường xuyên.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, chỉ thống.

Nước sâm kỳ: Đảng sâm 50g, hoàng kỳ 50g, đương quy 15g, thục địa 30g, đường trắng 50g. Rửa sạch các loại thuốc, bỏ vào nồi, cho nước vừa đủ, sắc 3 lần lấy nước, mỗi lần sắc 50 - 60 phút. Hòa lẫn nước 3 lần sắc, lọc bã, bỏ đường quấy đều là được. Uống nóng thường xuyên.

Tác dụng: Bổ ích khí huyết. Dùng trong trường hợp thoát thư mặt ngoài vết thương lâu không kín miệng, ít mủ, người gầy tinh thần mệt mỏi tâm quý khí đoản, tự đổ mồ hôi lưỡi nhạt, bợ lưỡi trắng mỏng, mạch tế yếu.

Nước đào hồng: Đào nhân 15g hồng hoa 15g, đơn sâm 15g, giáp châu 12g, đương quy 10g, thục địa 15g trầm hương 6g, đường trắng 50g. Rửa sạch các loại thuốc, bỏ vào nồi đổ nước vừa đủ, nhỏ lửa sắc 2 - 3 lần, mỗi lần 50 -60 phút, trộn đều nước các lần, đun tiếp 10 phút, lọc bỏ bã, cho đường quấy đều là được. Uống nóng thường xuyên. Tác dụng: hoạt huyết, thông lạc, chỉ thống. Dùng trong trường hợp thoát hư dạng huyết ứ, da chân tay lạnh, màu da tím xanh, đau duy trì lâu, không ngủ được, chất lưỡi tím tối, mạch tế sáp...

Cháo phụ phiến: Phụ phiến đen 10g, gạo tẻ 60g, muối ăn 3g. Rửa sạch phụ phiến, bỏ vào nồi, cho nước vừa đủ, hầm 3 - 4 giờ, đãi gạo bỏ vào hầm tiếp thành cháo, cho muối vào quấy đều là được. Ăn nóng, sáng hoặc bữa tối. Ôn dương thông mạch, tán han khu thấp. Dùng cho thoát thư dạng dương hư âm hàn, chi bị trầm trọng, đau mỏi, tê dại, da trắng nhợt, sờ vào lạnh giá, khô ráp, sau khi bị lạnh đau kịch liệt...

- Chú ý: Người âm hư có nhiệt dùng cẩn thận.

Cháo đào nhân: Đào nhân 6g ý dĩ nhân 12g, gạo tẻ 60g. Đem đào nhân ngâm nở, rửa sạch, đãi sạch dĩ nhân và gạo tẻ. Cùng bỏ vào nồi, đổ nước hầm thành cháo. Ăn trực tiếp, sáng tối đều được. Tác dụng: hoạt huyết khu ứ, trừ thấp. Dùng cho thoát thư dạng huyết ứ, xanh tím cục bộ đau tĩnh lâu kịch liệt, lưỡi tím, mạch sáp... nóng bỏng đau, miệng khát thân nhiệt tiểu tiện vàng...

- Chú ý: Chứng tỳ vị hư hàn dùng cẩn thận.

Cháo sâm nhung: nhân sâm 6g lộc nhung 3g, gạo tẻ 60g nhân sâm thái mỏng lộc nhung nghiền bột, đãi gạo cùng bỏ vào nồi, đổ nước hầm thành cháo. Tác dụng ích khí ôn dương. Dùng cho thoát thư hậu kỳ, thận dương hư tổn, nguyên khí tổn thương lớn, chứng thấy đau lưng mỏi gối, sợ lạnh chi lạnh, khí đoản lãn ngôn, người gầy kém tươi, chỗ loét lâu không kín miệng, mủ trong loãng, mạch tế yếu.

Sâm kỳ hầm móng giò: nhân sâm 6g hoàng kỳ 30g, đương quy 12g, móng giò 300g muối ăn vừa đủ. Rửa sạch quy, sâm, kỳ, thái mỏng, chân giò cạo sạch lông rửa sạch, cùng bỏ vào nồi, đổ nước nhỏ lửa hầm đến khi chín mềm làm thức ăn. Tác dụng: Bổ ích dưỡng huyết Dùng cho thoát thư dạng khí huyết lưỡng hư, vết thương lâu, không khỏi, mủ trong loãng, người gầy, tinh thần mệt mỏi, khí đoản, lưỡi nhạt, mạch tế yếu.

Chú ý: Người thấp nhiệt nặng dùng cẩn thận.           

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật