Sức khỏe thai kỳ: Một số bệnh chị em cần chú ý khi mang thai

Quá trình mang thai là quãng thời gian người phụ nữ cần hết sức cẩn trọng trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân, đồng thời nuôi dưỡng và bảo vệ tốt thai nhi.

Tuy nhiên, công việc này không hề đơn giản, các chuyên gia chăm sóc sản phụ hàng đầu đã lưu ý một số dạng bệnh cần tránh đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

* Bệnh vẩy nến

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị mắc bệnh vẩy nến dễ có nguy cơ bị sẩy thai hoặc sinh non cao. Đó là điều đã được nhóm nghiên cứu của TS. Xinaida Lima thuộc Trường đại học tổng hợp Harvard – Mỹ khẳng định trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của bệnh vẩy nến ở phụ nữ.

Vẩy nến vốn là một dạng bệnh tự miễn có biểu hiện bên ngoài da. Bệnh khiến cho lớp biểu bì bên ngoài da trở nên sần sùi, nứt nẻ và rất dễ bị nhiễm khuẩn Bệnh cũng xuất hiện khá phổ biến ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai bởi có sự thay đổi về nội tiết khiến cho cơ thể trở nên nhạy cảm với các viêm nhiễm. Khi bị bệnh vẩy nến, các điều kiện để vi khuẩn tấn công từ bên ngoài da tăng lên, khiến cho người mẹ mang thai dễ bị nhiễm khuẩn hơn, từ đó gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người mẹ và có thể tác động đến quá trình mang thai dẫn tới sẩy thai sinh non

Một cuộc điều tra đối với hai nhóm phụ nữ mang thai nhóm thứ nhất gồm 358 người được chẩn đoán là mắc bệnh vẩy nến, và nhóm thứ hai với hơn 131.424 thai phụ hoàn toàn khoẻ mạnh. Kết quả theo dõi từ năm 1999 đến năm 2009 cho thấy: tỉ lệ sẩy thai ở nhóm thứ nhất chiếm 28,1% so với nhóm thứ hai là 7,2%; tỉ lệ sinh non ở nhóm thứ nhất là 21,7% so với nhóm thứ hai là 7,4%; trong khi đó, tỉ lệ mắc các tai biến khác ở nhóm thứ nhất là 14,2% so với nhóm thứ hai là 2,9%. Kết quả này đã khẳng định bệnh vẩy nến có ảnh hưởng không tốt đến phụ nữ thời kỳ mang thai.

* Đái tháo đ­ường làm tăng nguy cơ mắc béo phì cho thai nhi

Trong một nghiên cứu mới đây đối với những phụ nữ mang thai có triệu chứng của căn bệnh đái tháo đư­ờng, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng: những đứa trẻ đư­ợc sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao, nhất là khi những đứa trẻ này bư­ớc vào độ tuổi từ 5 đến 7 tuổi.

Các nhà nghiên cứu đã đo nồng độ đường glucose trong máu của 9.439 phụ nữ mang thai để phát hiện những người có nồng độ đường trong máu cao, sau đó theo dõi tình trạng sức khỏe của những đứa trẻ sinh ra sau này. Kết quả là đa số những đứa trẻ đ­ược sinh ra bởi những người mẹ có nồng độ đường trong máu cao đều bị mắc chứng béo phì Các nhà nghiên cứu cũng cho biết: máu của ng­ười mẹ và thai nhi trong bụng luôn có sự trao đổi, ảnh hưởng lẫn nhau. Nồng độ đ­ường trong máu của ng­ười mẹ cao, tất nhiên sẽ khiến cho đứa trẻ bị ảnh hư­ởng không nhỏ. Những ảnh hưởng này chỉ được thấy rõ khi đứa trẻ bư­ớc vào độ tuổi từ 5 đến 7 tuổi bởi đó là thời điểm những dấu hiệu liên quan đến sức khỏe của trẻ nhỏ đ­ược biểu hiện rõ nhất. Với những trường hợp phụ nữ mang thai có hiện tượng đường trong máu cao song kịp thời điều trị, thì trẻ sinh ra không bị mắc chứng béo phì

* Bệnh răng lợi làm tăng nguy cơ sinh non

Nghiên cứu mới đây về mối liên quan giữa việc phụ nữ bị mắc bệnh viêm lợi với sức khỏe của thai nhi của các nhà khoa học thuộc Hiệp hội sức khoẻ răng miệng Mỹ, vừa chỉ ra rằng: căn bệnh viêm lợi ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai có thể khiến cho tỉ lệ sinh non tăng lên rất nhiều lần. Trung bình cứ 4 phụ nữ bị mắc bệnh răng miệng trong quá trình mang thai, thì lại có một người sinh con trước 35 tuần mang thai. Hơn 1.000 thai phụ mang thai tuần từ 6 đến 20 tuần đã tình nguyện tham gia vào nghiên cứu này. Trong số đó, có 160 người người được chẩn đoán bị mắc chứng lợi trùm (periodontal disease). Theo dõi những người này, các bác sĩ nhận thấy hơn 1/4 trong số họ sinh con trước 35 tuần tuổi. Tỉ lệ này cao hơn rất nhiều so với các thai phụ có tình trạng sức khỏe răng miệng tốt. Tiến sĩ Carter – người trực tiếp tiến hành nghiên cứu – cũng cho biết: trong quá trình mang thai, tình trạng hormon trong cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi, xáo trộn. Chính điều này khiến khả năng miễn dịch kém và làm gia tăng tỉ lệ bị viêm, nhiễm, bị mắc các bệnh về răng, nướu nếu không được chú ý giữ gìn vệ sinh tốt. Do đó, phụ nữ khi mang thai, không chỉ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng chăm sóc cho thai nhi mà còn cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho thật tốt để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật