5 bệnh tự miễn liên quan đến cường giáp bạn đã biết chưa?

Một người mắc bệnh tự miễn khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn chức năng, dẫn đến sản sinh ra kháng thể tấn công lại chính các tế bào.

Nhóm bệnh lý tự miễn có thể ảnh hưởng đến hầu hết cơ quan trong cơ thể và tuyến giáp là một trong số đó, đặc biệt như bệnh lý cường giáp.

Một số bệnh tự miễn liên quan tới cường giáp

1. Bệnh Graves’ Basedow

Theo trang web về sức khỏe Everyday Health của Mỹ thì bệnh Graves’ là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất gây cường giáp Bệnh Graves’ xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm tuyến giáp khiến các tế bào tuyến giáp giải phóng quá nhiều hormone thyroxine, từ đó làm tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, đôi khi tấn công các mô ở sau mắt và da.

Cho tới nay, vẫn chưa thể xác định nguyên nhân gây ra bệnh Graves’, nhưng người ta cho rằng, tự miễn dịch là một yếu tố liên quan.

Bệnh Graves’ là bệnh tự miễn phổ biến liên quan đến cường giáp

Bệnh Graves’ là bệnh tự miễn phổ biến liên quan đến cường giáp

2. Viêm khớp dạng thấp

Bạn có biết đau khớp có thể là một triệu chứng của bệnh tuyến giáp Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ phát triển các rối loạn tuyến giáp như suy giáp viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Graves’ hoặc cường giáp. Theo Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ sinh học Mỹ thì mối quan hệ giữa bệnh tuyến giáp và viêm khớp dạng thấp có thể do yếu tố di truyền.

3. Lupus ban đỏ hệ thống

Theo Tạp chí Oxford (Anh) thì nếu bị chẩn đoán mắc lupus ban đỏ bạn cũng có nguy cơ cao phát triển bệnh cường giáp. Còn theo số liệu của Quỹ Lupus ban đỏ của Mỹ (Lupus Foundation of America) thì có 2% người bị lupus phát triển bệnh cường giáp và 6% phát triển suy giáp. Cho tới nay, mối liên hệ giữa bệnh tuyến giáp và lupus ban đỏ vẫn chưa được xác định chính xác, nhưng một số nhà khoa học dự đoán nguyên nhân có thể do di truyền.

4. Bệnh đa xơ cứng

Theo báo cáo của Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ sinh học (Mỹ), thì sự xuất hiện của bệnh đa xơ cứng và bệnh Graves’ có thể dẫn đến cường giáp.

5. Tiểu đường tuýp 1

Trang web Clinical Diabetes của Hiệp hội tiểu đường Mỹ đã chỉ ra rằng, tỷ lệ người mắc song song bệnh tiểu đường tuýp 1 và cường giáp là rất cao. Những bệnh nhân được chẩn đoán mắc cả hai bệnh trên cần thận trọng vì cường giáp có liên quan đến hạ đường huyết và tăng nhu cầu insulin

Tiểu đường tuýp 1 có mối liên quan tới cường giáp

Tiểu đường tuýp 1 có mối liên quan tới cường giáp

Dùng thảo dược: Không còn nỗi lo cường giáp

Mặc dù rối loạn tự miễn dịch – nguyên nhân gây các bệnh tự miễn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng để phòng ngừa bệnh cường giáp, mỗi người cần chủ động kiểm soát tốt sức khỏe của mình.

Hiện nay, tại Việt Nam, xu hướng nhiều người lựa chọn để hỗ trợ điều trị các bệnh tuyến giáp, trong đó có cường giáp và được giới chuyên gia đánh giá cao là sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ hải tảo, kết hợp cùng những dược liệu quý như cao khổ sâm cao bán biên liên, cao ba chạc, cao neem (xoan Ấn Độ)… giúp điều hòa hormone tuyến giáp, tăng cường sức khỏe tuyến giáp, hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị và kiểm soát triệu chứng của rối loạn tuyến giáp, đặc biệt là bệnh cường giáp.

Có thể thấy, hỗ trợ điều trị cường giáp bằng cách sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ hải tảo mỗi ngày là phương pháp an toàn, cho hiệu quả bền vững và dễ thực hiện. Đây thực sự là phương pháp bạn nên lựa chọn để tăng hiệu quả điều trị cường giáp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật