Bật mí cho bạn cách cách phòng ngừa chứng tê chân cực đơn giản

Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục triệu chứng tê lòng bàn chân.

Hiện tượng tê chân có rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể chỉ tê chân đơn thuần hoặc kèm theo các biểu hiện khác của cơ thể. Tê chân có thể do một số nguyên nhân sau:

- Sinh lý: Cơ thể bất động trong thời gian dài như ngồi lâu đứng lâu, co chân lâu, nằm ngủ một tư thế khiến máu kém lưu thông. Trường hợp sức khỏe yếu sức đề kháng suy giảm khi gặp thời tiết thay đổi khiến khí huyết ngưng trệ thì cũng có thể dẫn đến tê chân.

- Bệnh lý:

+ Do cơ thể thiếu một số vitamin như B1, B12, acid folic kali can xi...

+ Do các tác dụng phụ của một số thuốc điều trị lao, bệnh phong mất ngủ trầm cảm bệnh tim như INH, lithium, nitrofurantoin, cisplatin, hydralazine, amitriptyline, sulfonamides, amiodarone, dapsone, disulfiram...

+ Do các rối loạn chuyển hoá như bệnh đái tháo đường xơ vữa động mạch béo phì mỡ máu cao…

+ Bệnh lý cột sống: viêm nhiễm, chấn thương, thoát vị… gây chèn ép dây thần kinh ngoại vi.

+ Nhiễm độc một số kim loại như chì, asen, cyanide thủy ngân

+ Hút thuốc lá hoặc uống rượu lâu năm cũng có thể gây tê chân do hệ mạch máu bị lão hoá, xơ cứng khiến lưu thông máu giảm.

+ Một số nhiễm trùng bệnh lý khác cũng có thể gây tê chân như: nhiễm HIV, bệnh Lyme, zona, bệnh phong, bệnh đa xơ cứng ung thư suy giáp trạng, hội chứng Guillain-Barré.



ThS. Đinh Văn Tài - Bộ Y tế cho biết: 'Trường hợp có tê buốt lòng bàn chân, không đau đặc biệt khi đi nghỉ ngơi thì đau trước hết bạn cần xem xét xem công việc đang làm có liên quan gì tới các nguyên nhân gây tê chân ở trên hay không.

Việc khắc phục tình trạng tê chân phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu tê chân do sinh lý thì việc xử lý và phòng tránh khá đơn giản: Chỉ cần vận động nhẹ nhàng chân xoa bóp mát-xa,… Phòng tránh bằng tăng cường sức khoẻ và tránh ngồi lâu, thay đổi tư thế.

Trường hợp nguyên nhân do bệnh lý thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà có cách xử lý'.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật