Bệnh viêm V.A, khi nào cần nạo, có thể bạn chưa biết?
V.A, chữ viết tắt từ tiếng Pháp Vesgestation Adenoides. Việt Nam gọi là sùi vòm mũi họng. V.A có từ lúc trẻ mới sinh, bản chất là tổ chức lympho giống như amidan Bình thường VA chỉ dày khoảng 2 - 3mm, không gây cản trở hô hấp V.A phát triển từ 6 tháng tuổi, phát triển mạnh lúc 2 - 5 tuổi, từ 9 -10 tuổi V.A teo dần và chỉ còn dấu vết ở tuổi dậy thì Tuy nhiên, ở một số người do V.A viêm kéo dài, quá phát nên vẫn còn tồn tại đến tuổi trưởng thành.
Vai trò của V.A
V.A nằm ở nóc vòm mũi họng, ngay cửa mũi sau, khi hít vào không khí qua mũi, qua tổ chức V.A rồi mới xuống họng và vào phổi, V.A tuy rất mỏng nhưng xếp theo hình lá nên diện tiếp xúc với bên ngoài rất rộng. V.A cùng các tổ chức lympho khác như V.A vòi amidan khẩu cái, amidan đáy lưỡi tạo thành vòng bạch huyết quanh ngã tư đường ăn và đường thở gọi là vòng bạch huyết Waldayer, tại đây có nhiều tế bào bạch cầu tế bào lympho B. Không khí thở chứa nhiều vi khuẩn khi qua mũi, ngang qua V.A, vi khuẩn dễ dàng bám vào V.A nhờ diện tiếp xúc rộng của nó. Các tế bào bạch cầu có sẵn tại đó “bắt giữ” vi khuẩn rồi và đưa vào phần trung tâm, vi khuẩn được nhận diện và cơ thể sản xuất ra chất chống lại vi khuẩn gọi là kháng thể Kháng thể này được nhân rộng và tỏa đi khắp nơi, nhiều nhất là vùng mũi, họng. Khi vi khuẩn tái xâm nhập, kháng thể sẽ tự động vô hiệu hóa vi khuẩn và tiêu diệt chúng.
Vì sao dễ bị viêm V.A?
Do thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn nên V.A hay bị viêm Khi sức đề kháng suy yếu hoặc do các yếu tố thuận lợi làm bệnh phát triển như chuyển mùa, mùa đông xuân, thời tiết lạnh ẩm, điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo khói bụi nhà bị gió lùa sẽ khiến virut, vi khuẩn dễ dàng phát triển, xâm nhập khiến trẻ dễ bị mắc bệnh hơn. Với trẻ còi xương suy dinh dưỡng trẻ đẻ non cơ địa dị ứng hoặc đang mắc bệnh mạn tính hoặc bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch như sởi, cúm... cũng là những yếu tố thuận lợi cho viêm V.A tái diễn.
Viêm V.A chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 30 - 40% trẻ em Việt Nam, như vậy cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ bị viêm V.A, tần suất mỗi năm trẻ có thể bị 4 - 6 đợt viêm cấp.
Nhận biết khi trẻ bị viêm V.A
Chẩn đoán viêm V.A cấp thường khó khăn, nhất là khi có phối hợp với các viêm nhiễm khác của đường hô hấp trên như viêm họng viêm mũi xoang. Triệu chứng viêm V.A cấp thường biểu hiện trẻ sốt trên 38°C, có khi sốt cao 39 - 40°C, kèm theo trẻ trong tình trạng kích thích hoặc co giật quấy khóc. Trẻ bị tắc ngạt mũi thường bị cả hai bên, ngạt tăng khi nằm, trẻ phải há mồm để thở, bỏ bú, bỏ ăn, nôn trớ. Sau đó trẻ chảy mũi cả hai bên, lúc đầu chảy mũi nhầy sau đó đặc dần, màu trắng đục, số lượng tăng. Một số trẻ có thể có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng nôn trớ, đi ngoài phân lỏng. Tác nhân gây viêm V.A cấp ban đầu thường là do virut và sau đó bội nhiễm thêm vi khuẩn làm cho tình trạng bệnh phức tạp hơn.
Khi viêm V.A kéo dài, tổ chức V.A có thể xơ hóa hoặc quá phát gọi là viêm V.A mạn tính, kích thước V.A tăng lên gây hẹp cửa mũi sau, cản trở thông khí qua mũi, làm giảm lượng không khí vào phổi, dẫn tới thiếu ôxy cung cấp cho não. Trẻ chảy mũi thường xuyên, lúc nhiều lúc ít, khi trong khi đục, nhiều khi chảy mũi xanh kéo dài, trước kia thường thấy trẻ thò lò mũi xanh. Trẻ tắc ngạt mũi phải thở bằng miệng, ngủ không ngon giấc, hay giật mình hoảng hốt ngủ ngáy và có khi có những cơn ngưng thở khi ngủ rất nguy hiểm. Ban ngày trẻ mệt mỏi lờ đờ, học hành không tập trung, khó tiếp thu. Có khi trẻ nghe kém, sự phát triển thể chất và trí tuệ đều bị ảnh hưởng. Một số người lớn còn tổ chức V.A cũng thường bị ngạt mũi, chảy mũi nhầy hoặc mũi mủ hắt hơi hay khịt khạc. Nếu không soi vòm dễ nhầm là viêm mũi xoang dị ứng
Có nên nạo V.A không?
Nhiệm vụ của V.A là nhận biết và định dạng các yếu tố gây bệnh xâm nhập cơ thể và giúp cơ thể sản xuất các kháng nguyên bảo vệ cơ thể, nhưng nó cũng thường xuyên bị tấn công và trở thành nơi cư trú của vi khuẩn gây bệnh. Một số người cho rằng V.A có chức năng bảo vệ cơ thể và không nên nạo đi ngay cả khi nó bị viêm nặng. Đó thực sự là những quan niệm sai lầm.
Tuy V.A có chức năng như đã nói trên nhưng nó không phải là cơ quan duy nhất làm nhiệm vụ này. Mặt khác, khi V.A bị viêm, viêm tái diễn nhiều lần thì nó không còn khả năng để thực thi nhiệm vụ của mình nữa. Mặt khác, khi V.A bị viêm quá phát làm bít tắc cửa mũi sau, cản trở đường thở bằng mũi, ứ đọng dịch và mủ ở mũi. Những hiện tượng này gây ra rất nhiều hậu quả tai hại và nhiều biến chứng. Bản thân V.A bị viêm mạn tính còn là nơi trú ngụ lý tưởng của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, để rồi từ đó gây ra các đợt viêm V.A cấp và biến chứng. Do đó, trong trường hợp này nạo V.A là cần thiết.
Nạo V.A là một thủ thuật đơn giản, có thể thực hiện dưới gây mê hoặc gây tê tại chỗ, thủ thuật chỉ diễn ra trong vài phút và bệnh nhi có thể về nhà sau đó nửa giờ. Trẻ sau nạo vẫn ăn uống bình thường, không cần kiêng nói.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:03 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:00 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:04 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:09 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:09 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:03 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:00 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:05 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:03 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:05 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023