Cảnh báo một số loại thuốc Tây y có nguy cơ gây suy thận cấp

Thuốc, dù là thuốc Tây hay thuốc Nam, Đông y đều dùng với mục đích để điều trị bệnh tùy theo từng bệnh cảnh cụ thể, song nếu dùng sai đều có thể ảnh hưởng xấu đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận.

Thuốc nào có thể ảnh hưởng xấu đến thận?

Sự đào thải các chất cặn bã, chất độc của cơ thể có nhiều cơ quan khác nhau (đường ruột mồ hôi ), trong đó thận là một trong những cơ quan lọc và đào thải vô cùng quan trọng của cơ thể thuốc vào cơ thể theo đường uống, tiêm truyền hoặc bôi ngoài da hầu hết đều được hấp thu, phân bổ, chuyển hóa và đào thải qua thận. Trong khi đó thuốc Tây thuốc Nam, Đông y ngoài tác dụng chính, chúng còn có nhiều tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.

Với các loại thuốc Tây y đã được nghiên cứu kỹ về cơ chế tác dụng rất rõ ràng bao gồm cả tác dụng chính và tác dụng không mong muốn (tác dụng phụ), còn với tác dụng phụ của thuốc Nam, Đông y chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ. Do đó có lời khuyên là “đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng” nhằm lưu ý người dùng chú ý tác dụng không mong muốn của thuốc.

Thuốc gây độc cho thận bao gồm các thuốc trực tiếp ảnh hưởng đến thận và một số thuốc do thải trừ kém gây lắng đọng ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận. Loại thuốc thường ngày người dân được kê đơn của bác sĩ hoặc đa phần là tự động mua, tự tiện bán nhưng có khả năng ảnh hưởng xấu cho thận nếu lạm dụng, dùng quá liều lượng là paracetamol hoặc những loại thuốc có chứa hoạt chất paracetamol (tidol, efferalgan panadol ) có thể gây suy thận cấp (mặc dù các thuốc giảm đau hiếm khi gây nhiễm độc thận).

Loại thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol chỉ có thể gây suy thận cấp khi dùng liều rất cao (15g/ngày) hoặc liều tương đối cao và kéo dài liên tục nhiều ngày (thường gặp ở người đau đầu kéo dài và lạm dụng không theo chỉ định, tư vấn của bác sĩ).

Một số thuốc kháng viêm giảm đau không steroid (NSAID) không có cấu trúc steroids thế hệ cũ (meloxicam diclofenac ) có tác dụng không mong muốn là làm giảm lưu lượng máu đến thận, do đó sẽ làm giảm chức năng lọc của thận.

Vì vậy, nếu dùng liều cao, kéo dài có thể gây suy thận (tất nhiên nếu dùng đúng chỉ định điều trị của bác sĩ, dùng từng đợt ngắn ngày, liều lượng thích hợp sẽ không ảnh hưởng xấu đến thận).

Kháng sinh cũng là loại thuốc được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, có một số kháng sinh nếu dùng không đúng chỉ định hoặc dùng bừa bãi (tự mua, tự dùng do không hiểu gì về thuốc kháng sinh hoặc vì lợi ích kinh doanh) có thể làm ảnh hưởng xấu đến thận. Kháng sinh có nhiều loại gây tổn thương thận như nhóm cephalosporin thế hệ I (cephalexin, cefalotin,...), nhóm aminoglycosid (neomycin, gentamycin amikacin tobramycin streptomycin,...), nhóm quinolon (ofloxacin ciprofloxacin norfloxacin) đều có khả năng gây hại thận hoặc nhóm polypeptid (polymixin, colistin,...) có độc tính cao với thận. Không những một số kháng sinh chống vi khuẩn có thể gây độc hại cho thận mà kháng sinh chống nấm loại amphotericin B cũng có thể gây độc cho thận.

Bên cạnh thuốc kháng sinh chống vi khuẩn chống nấm có thể gây độc hại cho thận, thuốc ức chế sự phát triển của virut (acyclovir, cyclovir, tenofovir, foscarnet) cũng có thể gây tổn thương thận.

Đáng lo ngại nhất là một số thuốc dùng trong điều trị bệnh lao do vi khuẩn lao (Mycobacterium) gây ra có khả năng gây hại thận (hại cả gan). Tuy vậy, vì là thuốc không thể thiếu trong điều trị bệnh lao nên cần được theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh thông qua các xét nghiệm về chức năng gan thận. Ngoài ra, một số thuốc phòng bệnh gút (allopurrinol), thuốc sulphamid, thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế men chuyển (renitec, ednyt, coversin,...), thuốc chống tăng tiết acid dịch vị dạ dày (cemitidin) hoặc thuốc chữa động kinh (phenobacbital), thuốc hạ mỡ máu (clofibrat) cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến thận.

Làm gì để hạn chế tác dụng xấu của thuốc đến thận?

Để phòng tránh tác hại của thuốc đối với thận, điều quan trọng nhất là không tự động mua thuốc để tự điều trị, đặc biệt đối với người đã và đang mắc bệnh về thận, trẻ nhỏ và người cao tuổi (vì người cao tuổi, mọi chức năng của cơ thể đã suy giảm, trong đó có chức năng lọc của thận). Cần tuân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh cho mình, không tự động thay đổi thuốc, không được thay đổi liều lượng và thời gian dùng thuốc khi bệnh đã khỏi không được tự động mua thuốc để dùng kéo dài. Nên uống đủ lượng nước hàng ngày, ăn thêm rau canh, trái cây, nhất là khi đang dùng thuốc để tăng sức lọc của thận.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật