Đục thủy tinh thể- “sát nhân” của đôi mắt không trừ một ai

Đục thủy tinh thể là một cụm từ không mới, thậm chí được nhắc đi nhắc lại từ lâu, nhiều đến mức quen tai. Đục thủy tinh thể nguy hiểm thế nào? Phòng và ngừa ra sao, là những điều không nhiều người biết tới, đã xem nhẹ bệnh lý về mắt được xem là đáng sợ nhất này.

Tác nhân chủ yếu dẫn đến mù lòa

Thủy tinh thể là một thấu kính trong suốt nằm trong nhãn cầu, có chức năng như một thấu kính hội tụ, cho phép ánh sáng đi qua hội tụ vào võng mạc tạo nên hình ảnh sắc nét và tham gia quá trình điều tiết của mắt.

Đục thủy tinh thể là hiện tượng mờ đục thủy tinh thể. Sự mờ đục này ngăn không cho tia sáng lọt qua, kết quả là võng mạc không thu được hình ảnh, kéo theo thị lực suy giảm.

Nếu tình trạng đục thủy tinh thể để quá lâu mà không được chữa trị sẽ có thể dẫn đến tình trạng cườm nước khiến bệnh nhân rất đau nhức ở Mắt và làm tổn hại nặng nề đến các tế bào thần kinh thị giác trên võng mạc. Điều đó có thể gây mù vĩnh viễn dù được điều trị sau đó.

Báo cáo về công tác chống mù lòa ở Việt Nam tại hội nghị ngành nhãn khoa Việt Nam 2016 tổ chức tại Cần Thơ từ 20-22/10/2016, TS.BS  Nguyễn Xuân Hiệp – Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết nguyên nhân chính gây mù là đục thủy tinh thể, chiếm 74%. Cụ thể, cứ trong khoảng 329.300 người bị mù hai mắt thì có tới 243.700 người mù do đục thủy tinh thể.

Dân văn phòng -  “nạn nhân” tiềm năng của bệnh đục thủy tinh thể

Theo các bác sĩ nhãn khoa, bệnh đục thủy tinh thể ở mỗi giai đoạn có những dấu hiệu khác nhau. Trong giai đoạn sớm người bệnh thường có những dấu hiệu như: Cảm thấy mắt mờ, thị lực vẫn không cải thiện dù đã thay kính. Giai đoạn sau mức độ nhìn mờ tăng dần, màu nhạt nhòa, thậm chí nhìn một thành hai, ba. Ngoài nhìn mờ, những người bị đục thủy tinh thể thường bị chói mắt khi nhìn đèn ô tô vào ban đêm.

 Nếu không điều trị sớm, thị lực sẽ giảm hẳn, gây biến chứng cườm nước tăng nhãn áp nguy cơ mù rất cao. Khi đục thủy tinh thể đã bước vào giai đoạn muộn, việc điều chỉnh kính không giúp cải thiện thị lực, thì phải tiến hành phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo. Quá trình phẫu thuật tốn kém tiền bạc và thời gian của người bệnh.

Các chuyên gia cho biết đục thủy tinh thể xưa kia vẫn được xem là “bệnh của người già”, ở người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên. Hiện nay, do tác động liên tục từ môi trường ô nhiễm, tia cực tím, hóa chất độc hại cùng tâm lý chủ quan, không chăm sóc đúng cách (như không “bồi bổ” cho mắt, dùng thuốc giảm đau có chứa chất corticoid hoặc tự ý nhỏ mắt có chứa corticoid (dexa) trong thời gian dài), nên đục thủy tinh thể cũng ngày càng “trẻ hóa”. Hiện nhiều người trong độ tuổi 30-40 đã bị đục thủy tinh thể, đa phần những người trẻ bị hoặc có dấu hiệu bị đục thủy tinh thể là dân văn phòng.

Việc thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh nguy hiểm phát ra từ các thiết bị điện tử như máy vi tính, smartphone, iPad… không chỉ gây ra hội chứng thị giác màn hình mà loại ánh sáng có bước sóng ngắn, mang năng lượng cao này còn khiến thủy tinh thể dần trở nên mờ đục.

Dinh dưỡng giàu vitamin A, beta-carotene, Lutein và Zeaxanthin- phòng ngừa hiệu quả đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Tuy nhiên các chuyên gia nhãn khoa đều khẳng định đây là bệnh có thể phòng ngừa. Bên cạnh việc bỏ thói quen hút thuốc lá, uống bia rượu (vì tác hại của gốc tự do từ khói thuốc lá ảnh hưởng gián tiếp tới quá trình đục thủy tinh thể); Phát hiện sớm, điều trị các bệnh làm tăng quá trình đục thủy tinh thể như đái tháo đường rối loạn nước và điện giải, tăng cholesterol máu;

Tránh tiếp xúc nhiều, lâu với tia cực tím; Cho mắt nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử… thì một chế độ dinh dưỡng giàu chất chống ôxy hóa, khử các gốc tự do- tác nhân gây bệnh đục thủy tinh thể- được các chuyên gia nhãn khoa xem là biện pháp phòng ngừa hiệu quả đục thủy tinh thế.

Kết quả nghiên cứu của viện mắt quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, sự kết hợp giữa các chất có tính oxy hóa như kẽm, Beta carotene vitamin A vitamin C vitamin E rất cần thiết cho mắt, giúp dọn dẹp tốt các gốc tự do – là tác nhân gây bệnh đục thủy tinh thể, làm sáng mắt. 

Ngoài ra, bổ sung các chất chống oxy hóa như Lutein và Zeaxanthin cũng giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể hiệu quả. Lutein và Zeaxanthin là thành phần chính cấu tạo chính của điểm vàng (điểm nhỏ nằm trong võng mạc, quyết định đến 90% thị lực của mắt), đồng thời giúp đào thải các gốc tự do và làm giảm sự tổn hại của tia cực tím lên võng mạc.

Omega-3 cũng được xem là yếu tố dinh dưỡng cần thiết để phòng ngừa hiệu quả các bệnh về mắt nói chung, đục thủy tinh thể nói riêng.

Vitamin A, beta-carotene, Lutein và Zeaxanthin có thể tìm thấy trong nhiều thực phẩm Nguồn giàu vitamin A và các chất tiền vitamin A (beta-caroten) là gấc cà rốt rau quả xanh đậu xanh cà chua đu đủ Lutein & Zeaxanthin có nhiều ở trong các loại rau màu xanh đậm và các loại hoa quả màu vàng, đỏ. Omega - 3 chứa nhiều trong dầu của các loại thực vật, đặc biệt là hạt óc chó hướng dương, trong cá dầu cá và các loại hải sản khác.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật