Một số nhóm thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng thường sử dụng

Các nhóm thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng thường sử dụng: 

1. Sử dụng kháng sinh diệt vi khuẩn HP

Người bệnh cần bắt buộc phải làm xét nghiệm HP. Khi đã xác định có sự tồn tại của vi khuẩn HP là nguyên nhân gây viêm loét DD-TT thì sẽ xác định được thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng cần sử dụng kháng sinh đường uống, không được dùng kháng sinh đường tiêm.

Nguyên tắc điều trị loét dạ dày là phải phối hợp thuốc giảm tiết acid với ít nhất hai loại kháng sinh Không dùng một loại kháng sinh đơn thuần. Có thể dùng phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng ba thuốc (thuốc ức chế bơm proton (PPI) + hai trong ba loại kháng sinh: amoxicillin Clarithromycin metronidazol) hoặc phác đồ 4 thuốc (PPI+ clarithromycin Metronidazol amoxicillin)...

Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn HP

Thuốc diệt vi khuẩn Hp

2. Thuốc chống tăng tiết dịch vị

Loại thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng tiếp theo cần sử dụng là thuốc chống tăng tiết dịch vị. Thuốc chống tăng tiết dịch vị có hai loại chính, thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng thụ thể histamine H2.

Thuốc ức chế bơm proton thường dùng là pantoprazole, omeprazon, lansoprazol, ... Các loại thuốc này dễ dàng thâm nhập vào bào tương của tế bào viền tiết dịch vị ở thành của dạ dày, có tác dụng ức chế tiết acid chlohydric (HCL) bằng cách liên kết không thuận nghịch bơm proton với men kiểm soát tiết HCl ở giai đoạn cuối (H+/K+-ATPase). Mỗi chất gắn vào một vị trí khác nhau của “bơm”, tạo nên sự khác nhau về cường độ tác dụng.

Thuốc chống tăng tiết dịch vị

Thuốc chống tăng tiết dịch vị

Loại thuốc bơm proton nào cũng có tác dụng chống tiết mạnh và kéo dài, các thế hệ về sau càng có tác dụng mạnh hơn và kéo dài hơn. Do các thuốc được tích lũy trong tế bào viền nên thời gian để nồng độ thuốc trong cơ thể giảm xuống một nửa thực tế tới 48 giờ, vì vậy, tác dụng xuất hiện từ từ và kéo dài do đó chỉ cần dùng thuốc một lần/ngày. 

3. Thuốc kháng acid

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng không thể thiếu lợi thuốc kháng acid. Loại thuốc kháng acid (kháng toan) gồm các muối nhôm (hydroxyd, carbonat, phosphat), các muối magnesium (hydroxyd, trisilicat, carbonat), calci carbonat.

Thuốc kháng acid

Thuốc kháng axit

Thuốc kháng acid có nhiệm vụ thực hiện một phản ứng trung hòa HCl tiết ra trong dịch tiêu hóadạ dày thuốc kháng acid cũng hoạt động như chất đệm cho acid dạ dày bằng cách làm tăng độ pH, nhằm làm giảm acid ở dạ dày Khi lượng axit trong dạ dày quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng đau loét hệ tiêu hóa Vì vậy, những loại thuốc kháng acid được chỉ định dùng để giảm đau và khó chịu trong các rối loạn về hệ tiêu hóa  

4. Thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày

Thuốc bọc niêm mạc dạ dày tá tràng

Thuốc bọc niêm mạc dạ dày tá tràng

Loại thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng tiếp theo là thuốc bọc niêm mạc DD-TT. Thuốc bọc niêm mạc DD-TT thông dụng nhất là thuốc dạ dày gastropulgit. Thuốc có tác dụng bao phủ đồng đều, có tác dụng che chở niêm mạc dạ dày tránh tác dụng của dịch vị làm dễ liền sẹo trên niêm mạc dạ dày thực quản đồng thời có tác dụng hấp phụ độc chất và hơi.

Thuốc bọc niêm mạc dạ dày tá tràng không cản quang và không làm đổi màu phân. Tuy vậy, những người bị suy thận nặng, hẹp ống tiêu hóa, mẫn cảm với thuốc, không được sử dụng .

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật