Clarithromycin và một số thông tin về thuốc bạn nên chú ý

Clarithromycin là thuốc điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm amidan... hiệu quả. Dưới đây là một số thông tin về thuốc bạn có thể tham khảo.

Clarithromycin và một số thông tin về thuốc

1. Trình bày

Hộp 1 vỉ x 14 viên nén dài bao film.

2. Thành phần

Clarithromycin... 250mg

Tá dược... vđ 1 viên.

Clarithromycin là thuốc điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp

Clarithromycin là thuốc điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp

3. Dược lý

Dược lực học:

Clarithromycin là kháng sinh macrolid bán tổng hợp thuốc có tác dụng diệt khuẩn mạnh bằng cách gắn với ribosom của vi khuẩn gây bệnh ngăn cản quá trình tổng hợp protein của chúng. Clarithromycin có tác dụng mạnh trên các chủng vi khuẩn: Moraxella catarrhalis và Legionella sp., Chlamydia sp., Ureaplasma urealyticum, Mycobacterium avium nội bào, M. leprae, Toxoplasma gondii, Cryptosporidis, Haemophilus influenzae, H. pylori.

Dược động học:

Clarithromycin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá và chịu sự chuyển hoá đầu tiên ở mức độ cao làm cho sinh dược học thuốc mẹ giảm xuống còn khoảng 55%. Mức hấp thu gần như không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.

Nồng độ đỉnh của Clarithromycin và chất chuyển hoá chính 14 - hydroxy clarithromycin khoảng 0,6 - 0,7 microgram/ml, sau khi uống một liều duy nhất 250 mg. Ở trạng thái cân bằng động ở cùng mức liều trên cho nồng độ đỉnh khoảng 1 microgram/ml. Dược động học của Clarithromycin không tuyến tính và phụ thuộc liều. Các liều lớn tạo nên các nồng độ đỉnh tăng không theo tỷ lệ thuận do chuyển hoá thuốc bị bão hoà.

Clarithromycin và chất chuyển hoá chính được phân bố rộng rãi và nồng độ trong mô vượt nồng độ trong huyết thanh do một phần thuốc được thu nạp vào trong tế bào

Thuốc chuyển hoá nhiều ở gan và thải trừ qua đường mật. Một phần được thải qua đường nước tiểu dưới dạng không bị chuyển hoá và dạng chuyển hoá. Nửa đời sinh học của Clarithromycin khoảng 3 - 4 giờ khi người bệnh uống liều 250 mg/ lần x 2 lần/ ngày, và khoảng 5 - 7 giờ khi người bệnh uống liều 500 mg/lần x 2 lần/ngày. Nửa đời sinh học kéo dài ở người bị suy thận

4. Chỉ định

Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm:

- Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm xoang viêm tai giữa viêm amidan viêm phế quản viêm phổi và các nhiễm khuẩn da, mô mềm nhẹ đến vừa.

- Đặc biệt điều trị viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae, Legionella bệnh bạch hầu ho gà giai đoạn đầu, nhiễm khuẩn cơ hội do Mycobacterium.

- Phối hợp trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do H. pylori.

5. Liều lượng và cách dùng

Dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Liều thông thường: thường dùng kéo dài 7 - 14 ngày.

Người lớn:

- Nhiễm khuẩn hô hấp da, mô mềm: 1 - 2 viên/lần x 2 lần/ngày.

- Với người suy gan thận: giảm liều 1 viên/lần x 2 lần/ngày.

- Nhiễm khuẩn Mycobacterium avium nội bào: 2 viên/lần x 2 lần/ngày.

Trẻ em: 7 5 mg/kg x 2 lần/ngày, tối đa 500mg (2 viên) x 2 lần/ngày.

Diệt vi khuẩn H.pylori trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng: 2 viên/lần x 3 lần/ngày.

6. Chống chỉ định

- Người bị dị ứng với các Macrolid.

- Không nên dùng cùng với Cisaprid, Pimozide, dẫn chất của ergotamin

7. Thận trọng

- thận trọng khi dùng cho người suy gan, thận phụ nữ có thai và cho con bú.

- Đề phòng bội nhiễm nấm và vi khuẩn không nhạy cảm.

8. Tác dụng khong mong muốn

- Có thể gây rối loạn tiêu hoá buồn nôn nôn, ỉa chảy đau bụng hiếm khi gây viêm đại tràng giả mạc

- Có thể gây rối loạn chức năng gan thay đổi test chức năng gan viêm gan ứ mật có hoặc không gây vàng da

- Có thể gặp phản ứng dị ứng: mẩn ngứa mày đay, ban da kích thích, hiếm khi gây hội chứng Steven - Johnson.

- Gây đau đầu chóng mặt buồn ngủ mệt mỏi ở một vài người dùng thuốc

- Có thể gây điếc có hồi phục khi dùng liều cao kéo dài.

Thuốc có thể gây điếc có hồi phục khi dùng liều cao kéo dài

Thuốc có thể gây điếc có hồi phục khi dùng liều cao kéo dài

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc

9. Tương tác thuốc

- Dùng Clarithromycin cho bệnh nhân đang dùng các thuốc chuyển hoá qua gan (Warfarin, dẫn chất Ergot, Triazolam, Lovastatin, Disopyraminde, Phenytoin, Cyclosporin) làm tăng nồng độ của các thuốc này trong máu, dẫn đến tăng tác dụng phụ của chúng. Cần theo dõi cẩn thận khi phối hợp.

- Dùng Clarithromycin trên bệnh nhân đang dùng Theophyline có nguy cơ làm tăng nồng độ Theophyline trong máu, nguy cơ ngộ độc Theophyline.

- Clarithromycin cũng làm giảm hấp thụ Zidovudin.

10. Quá liều và cách xử trí

Uống lượng lớn Clarithromycin có thể gây ra những triệu chứng rối loạn tiêu hoá. Xử lý quá liều bằng cách rửa dạ dày áp dụng các biện pháp điều trị nâng đỡ. Nồng độ Clarithromycin trong huyết tương không bị ảnh hưởng bởi lọc máu hoặc thẩm phân phúc mạc.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng.

Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật