Những nguy hiểm khôn lường khi huyết áp - lúc tăng lúc giảm

Tăng huyết áp hay hạ huyết áp đều là những dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm, trong khi triệu chứng lại khá mù mờ. Đến khi có những biểu hiện rõ rệt, bệnh đã tiến triển xa…

Huyết áp lúc tăng, lúc giảm vì sao?

Hiện tượng tăng giảm huyết áp đột ngột có thể do rối loạn thần kinh thực vật. Và thông thường tình trạng dao động huyết áp cũng kèm theo các bất thường về nhịp tim (tim đập nhanh, đập chậm, ngắt quãng, không đều,…). Trong đó tăng huyết áp đột ngột có thể do thay đổi tâm lý, thay đổi nhiệt độ môi trường.

Ngoài ra, tăng HA còn xuất phát từ các nguyên nhân khác như di truyền từ cha, mẹ; tuổi tác cũng góp phần gây tăng HA hay từ những bệnh lý khác, như rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu suy thận hội chứng rối loạn chuyển hóa (đường lipid axít uric), hẹp động mạch thận hay do xơ vữa động mạch…

Hạ huyết áp đột ngột cũng có rất nhiều yếu tố nguy cơ như do bẩm sinh, suy tim rối loạn trương lực cơ sốt có vã mồ hôi nhiều đau dữ dội (thủng dạ dày viêm tụy sỏi thận tiết niệu,…), do stress nặng, thay đổi nhiệt độ, thay đổi tư thế đột ngột..

Huyết áp tăng/giảm đều rất nguy hiểm

Tăng huyết áp hay hạ huyết áp đều là những dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm. Không phải ngẫu nhiên mà Tổ chức Y tế thế giới đã gọi bệnh tăng huyết áp là “Kẻ giết người số một”, “Kẻ giết người thầm lặng”, khi nó là nguyên nhân chính gây ra tử vong và tàn phế do các biến chứng về tim não mạch máu hiện nay.

Cụ thể, tăng huyết áp ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tim làm tim đập nhanh bệnh nhân hồi hộp, tức ngực khó thở Tăng HA dẫn đến suy tim và cuối cùng là nhồi máu cơ tim nếu không điều trị đúng đắn và kịp thời. Ngoài ra còn các biến chứng khác như: rối loạn tiền đình bệnh lý mắt, tim to đau thắt ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim suy thận mạn…

HA thấp cũng là bệnh lý có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém tăng HA. Tình trạng tụt HA kéo dài, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này. Một số trường hợp HA thấp còn có thể dẫn đến tai biến mạch máu não trong đó phần lớn là nhồi máu não Ngoài ra, người bị tụt HA cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên cao…

Cách phòng và điều trị

Những người bệnh bị tăng/giảm huyết áp liên tục không thể dùng được những loại thuốc dành riêng cho huyết áp cao hoặc những loại thuốc dành riêng cho huyết áp thấp mà sẽ phải dùng những thực phẩm cũng như những loại thuốc có tác dụng ổn định huyết áp, như thế sẽ tốt hơn rất nhiều cho việc cải thiện bệnh. Tất nhiên, điều này cần được sự cho phép và kê đơn của các bác sĩ.

Ngoài  ra, người bệnh cũng cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh bổ sung nhiều trái cây rau giảm lượng muối ăn vào hàng ngày; hạn chế uống rượu bia và bỏ thuốc lá… kết hợp với luyện tập thể dục hàng ngày.

Việc giữ ổn định huyết áp, chú ý đến huyết áp cũng sẽ phải liên tục, bạn cần đo huyết áp trước bữa ăn 30 phút và sau bữa ăn 30 phút để xem huyết áp cao hay thấp, van tim có bị hở hay hẹp do cholesterone hay không nhịp tim nhanh hay chậm xem có bị thiếu máu hay không, bộ máy tiêu hóa có bình thường không. Từ đó mới có cách chữa trị hiệu quả nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật