Táo bón lâu ngày gây bệnh trĩ phải khắc phục thế nào?

Nếu đã xác định là trĩ, bạn nên dùng khẩu phần nhiều chất xơ, chuối, táo, lê, các loại củ, khoai như khoai lang, khoai từ, bí đỏ…

Viêm đại tràngtáo bón lâu ngày là các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh trĩ Ngoài ra, những người làm việc nhiều ở tư thế đứng hoặc ngồi, ăn nhiều chất kích thích ít chất xơ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch trĩ trên hoặc dưới, thậm chí cả hai (gây trĩ nội trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp). Triệu chứng thường thấy nhất là đại tiện ra máu, thường là màu đỏ tươi, xảy ra ngay sau khi đại tiện. Hiếm khi trĩ gây xuất huyết ồ ạt nhưng lâu ngày nó có thể dẫn đến thiếu máu mạn tính và nặng. Sau một thời gian, trĩ lớn và sa.

Mới đầu, hiện tượng sa xuất hiện lúc đi đại tiện nhưng về sau sẽ liên tục. Bệnh nhân rất đau, nhất là khi ngồi, di chuyển khó khăn. Vùng hậu môn và quanh hậu môn bị sưng phù nhiều, tách rộng ra hai bên sẽ thấy niêm mạc trĩ nội thuyên tắc nằm ở giữa. Hai màu niêm mạc trong và ngoài rất khác nhau.

Tình trạng trĩ nội thuyên tắc có thể tự khỏi. Sau vài ngày, bệnh nhân bớt đau bớt sưng, trĩ trở vào trong hậu môn. Sau cơn thuyên tắc, trĩ có thể bị xơ hóa, nhỏ lại và bớt chảy máu Một vài trường hợp bị lở loét bó trĩ hoặc hoại tử từng vùng. Nhiều trường hợp hoại tử tạo ra áp xe vùng hậu môn và vùng chậu.

Khi có các dấu hiệu kể trên, bệnh nhân nên đi khám nhằm loại trừ ung thư đại tràng hay ung thư trực tràng tiềm ẩn. Nếu đã xác định là trĩ, bạn nên dùng khẩu phần nhiều chất sợi chuối táo, lê, các loại củ, khoai như khoai lang khoai từ, bí đỏ… và uống nhiều nước, tránh rặn mạnh khi đại tiện hay khuân vác nặng.

Ngoài ra, người bệnh nên giữ vùng hậu môn cho sạch: Rửa bằng nước, không dùng giấy lau khi đi đại tiện; không nên rửa bằng xà phòng vì dễ gây kích thích, ngứa nhiều hơn; ngâm hậu môn với nước ấm ngày 4 lần, mỗi lần 10 phút. Bạn cũng có thể đắp gạc lạnh với số lần và thời gian tương tự. Nếu búi trĩ sa ra ngoài, bạn nên nhét nó nhẹ nhàng vào hậu môn để tránh tình trạng thuyên tắc.

Với tình trạng đau phù và viêm trong các cơn trĩ cấp, người bệnh có thể xử trí bằng cách bôi thuốc mỡ hoặc thuốc đạn có hydrocortisone Tuy nhiên, bạn không nên dùng quá 2 tuần lễ vì hydrocortisone có thể gây teo niêm mạc hậu môn, dùng lâu dài có thể gây các biến chứng trên tuyến thượng thận và hệ xương khớp Các trường hợp bị trĩ mãn tính có thể sử dụng thuốc Đông y như bài thuốc Bổ trung ích khí.

Một số phương pháp điều trị trĩ khác như nong hậu môn, thắt búi trĩ bằng dây thun, chích xơ hóa búi trĩ hoặc đốt điện, chích nước nóng... phẫu thuật cắt trĩ (áp dụng đối với trĩ độ 3 và 4). Trường hợp trĩ ngoại bị thuyên tắc nên mổ ngay lấy cục máu đông Bệnh nhân sẽ hết đau rất nhanh và phòng được biến chứng do thuyên tắc gây nên.

Để phòng ngừa bệnh trĩ bạn cần uống nhiều nước (mỗi ngày ít nhất 8-10 ly) để giúp phân mềm và dễ đại tiện; ăn nhiều rau cải, trái cây (giúp phân mềm, khối phân tăng thêm nên bớt phải rặn); vận động để tránh tăng áp lực trong tĩnh mạch nhất là sau khi ngồi hoặc đứng lâu. Vận động cũng giúp tránh táo bón và giảm trọng lượng nếu bệnh nhân béo phì Nếu phải ngồi lâu bệnh nhân không được lót gối mềm dưới mông vì sẽ làm tăng hiện tượng chèn ép các tĩnh mạch.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật