Tìm hiểu về bệnh hạ đường huyết và những điều cần biết

Hạ đường huyết là một trong những chứng bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến các chức năng và hoạt động của cơ thể con người. Sau đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu khái quát về bệnh hạ đường huyết này nhé!

1. Bệnh hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết hay chứng hạ đường huyết là sự giảm lượng đường (glucoza) trong máu xuống dưới mức bình thường (dưới mức 3,9-6,4 mmol/lít).

Bệnh hạ đường huyếtBệnh hạ đường huyết

Đây là một bệnh thể dịch, một bệnh sinh hóa, ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng và hoạt động của cơ thể con người, có thể gây ra nhiều rối loạn cho sức khoẻ thậm chí là rất nguy hiểm, nó còn nguy hiểm hơn tăng đường huyết rất nhiều và có thể gây tử vong nhanh chóng.

Đường là chất dinh dưỡng cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là cho tế bào não và hồng huyết cầu. Ở trong máu glucose là loại đường chính. Glucose thuộc nhóm đường đơn do chất dinh dưỡng carbohydrate cung cấp. Đường huyết thấp có thể gây ra nhiều rối loạn cho sức khoẻ.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh hạ đường huyết?

Hạ đường huyết do tiểu đường xảy ra khi lượng hormone insulinglucagon điều tiết trong máu bị mất cân bằng. Tác nhân gây ra sự mất cân bằng hormone có thể là:

- Sử dụng quá nhiều insulin hoặc thuốc tiểu đường khác.

- Không ăn đủ hoặc đợi quá lâu giữa các bữa ăn (như qua một đêm)

- tập thể dục mà chưa ăn đầy đủ

- Không ăn đủ lượng đường bột cần thiết

- Chế độ ăn kiêng không hợp lý

- Uống nhiều rượu bia gây mất cân bằng nội tiết

3. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hạ đường huyết

Các triệu chứng của hạ đường huyết do tiểu đường bao gồm:

- Người run rẩy run rẩy

 Người mắc bệnh hạ đường huyết, chóng mặt, đau đầu

 Người mắc bệnh hạ đường huyết, chóng mặt, đau đầu

- chóng mặt đau đầu

- Thường đổ mồ hôi và cảm thấy đói

- tim đập nhanh và da tái.

Đặc biệt khi bệnh hạ đường huyết xảy ra vào ban đêm sẽ làm cho người bệnh gặp ác mộng và la hét trong lúc ngủ. Do đường cung cấp năng lượng cho cơ thể nên người bị hạ đường huyết thường cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Trong trường hợp đường huyết giảm đột ngột sẽ gây ngất xỉu hoặc động kinh.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

4. Phòng bệnh như thế nào?

Đối với hạ đường huyết, phòng bệnh thì hơn chữa bệnh. Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

- Ăn uống điều độ, cân bằng các bữa ăn với lượng carbohydrate mà bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng chấp nhận.

Người bị hạ đường huyết cần ăn uống điều độ, cân bằng các bữa ănNgười bị hạ đường huyết cần ăn uống điều độ, cân bằng các bữa ăn

- Ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục nếu cần thiết.

- Ăn các bữa ăn nhẹ ngay khi lượng đường quá thấp hoặc khi gặp các triệu chứng của bệnh

- Kiểm tra lượng đường huyết dựa trên lịch mà bác sĩ yêu cầu.

- Không coi thường những triệu chứng của bệnh hạ đường huyết hoặc trì hoãn việc điều trị bệnh hạ đường huyết vì bệnh có thể dẫn đến hôn mêtổn thương não

Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.

Không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.

Một số thông tin khái quát về bệnh hạ đường huyết trên đây, mong rằng sẽ là những thông tin hữu ích để các bạn tham khảo. Chúc các bạn sức khỏe!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật