Trở trời là nỗi lo cho xương khớp của người lớn tuổi, chớ chủ quan!

Nguyên nhân là gì?

Theo một nghiên cứu ở Việt Nam, có đến 66% người từ 40 tuổi trở lên mắc nguy cơ thoái hóa khớp những vị trí thường gặp nhất là cột sống thắt lưng (43%) và khớp gối (35%) các bệnh về xương khớp có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường gặp hơn ở người lớn tuổi, và việc thời tiết thay đổi cũng có liên quan mật thiết đến diễn biến của các bệnh về khớp do sự thay đổi áp suất khí quyển, nhiệt độ và độ ẩm không khí. Khi trời trở lạnh, áp suất khí quyển giảm xuống, các mô nở ra tạo áp lực cho khớp, độ ẩm tăng góp phần gây nên sưng mỏi khớp. Đồng thời mạch máu bị co lại khi nhiệt độ giảm xuống, khiến máu trong cơ thể lưu thông kém làm chân tay càng đau buốt, tê cứng hơn.

Với những người lớn tuổi, khi các tế bào xương dần dần bị lão hóa các hóc-mon sinh dục giảm thấp, việc hấp thụ canxivitamin sút giảm dẫn đến bệnh loãng xương và các nguy cơ của thoái hóa khớp thì thời tiết xấu lại là điều kiện thuận lợi cho các bệnh về khớp hoành hành. Ngoài ra, những nguyên nhân dẫn đến chứng thoái hóa khớp ở người lớn tuổi như: tình trạng béo phì yếu tố di truyền, các chấn thương nhẹ nhưng thường hay xảy ra ở khớp...  gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động bình thường của cuộc sống hàng ngày. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến biến dạng khớp, tràn dịch khớp và phế khớp.

Những khớp nào dễ bị thoái hóa?

Các khớp xương đều có thể bị tổn thương thoái hóa nhưng thông thường nhất là thoái hóa cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp háng, khớp gối. Mỗi khớp thoái hóa có những triệu chứng khác nhau:

Cột sống thắt lưng: Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau lưng nhiều vào buổi sáng, sau đó sẽ kéo dài cả ngày, tăng cao khi làm việc nhiều và giảm khi nghỉ ngơi thoái hóa cột sống hay gặp từ đốt sống thắt lưng trở xuống, gây ảnh hưởng đến thần kinh tọa làm người bệnh có cảm giác đau từ lưng xuống.

Cột sống cổ: Biểu hiện chủ yếu bằng đau cổ, hạn chế cử động cổ. Có thể gây biến chứng đau vùng cổ và tay do chèn ép hoặc kích thích rễ thần kinh, gây cảm giác mỏi và đau gáy, lan đến cánh tay bên phía dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Khớp gối: Ngoài triệu chứng đau có thể kèm theo tiếng lạo xạo khi co duỗi gối, đau nhiều hơn khi đi lại vận động, nhất là khi ngồi xổm thì đứng dậy rất khó khăn, nhiều khi phải có chỗ tựa mới đứng dậy được. Bệnh nặng sẽ thấy tê chân, biến dạng khớp gối.

Khớp háng: Người bệnh đi lại khó khăn, đau thường ở vùng bẹn và mặt trước trong của đùi, cũng có khi đau vùng mông, mặt sau của đùi.

Chăm sóc sức khỏe các khớp thế nào?

Để hạn chế các nguy cơ về loãng xương và thoái hóa khớp nên có một chế độ sinh họat hợp lý. Thường xuyên tập luyện các khớp xương như: xoay xoa bóp đi lại và tập thể dục tùy theo điều kiện mỗi người.

Chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò quan trọng không kém trong việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là canxivitamin D giúp xương chắc khỏe. Nhưng thực sự cơ thể chúng ta có được bổ sung đầy đủ chưa?

Theo nghiên cứu, glucosamine được sản xuất tự nhiên trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng sụn, mô liên kết đệm khớp. Glucosamine tăng cường chất dịch không những làm giảm đau viêm khớp, mà còn ngăn ngừa biến chứng. Trong thức ăn hàng ngày không có nguồn cung cấp chính thành phần quan trọng này, chính vì thế sản phẩm duy trì xương khớp khỏe mạnh của Herbalife - Joint Support Advanced- với các thành phần Glucosamine chiết xuất từ rễ Scutellaria cùng với các khoáng chất như mangan selen và đồng giúp tăng khả năng tổng hợp sụn khớp giảm quá trình viêm khớp và hỗ trợ quá trình lão hóa lành mạnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật