Tự tách biệt với người thân là dấu hiệu của bệnh gì?

Năm nay cháu 16 tuổi. Cháu ngại tiếp xúc với người trong nhà, ở trường thì ít nhưng ở nhà thì hay cáu gắt những chuyện vặt vãnh.

Mỗi lần có ai hỏi hay nói chuyện thì cảm thấy phiền phức, không muốn trả lời. Cháu hay nhức đầu, mệt mỏi, thường xuyên nghĩ mọi người không hiểu cho mình và luôn có ý nghĩ mình không sống trên đời cũng được, chả có vấn đề gì. Khoảng gần đây cháu không muốn ăn hoặc chỉ ăn cho có sức đi học, không thể tập trung học được. Cháu bị gì thế bác sĩ. Mong bác sĩ tư vấn.

Tư vấn từ BS. Nguyễn Thị Hòa- Bệnh viện đa khoa Đống Đa:

Chào em!

Theo tôi em đang có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm bệnh này có một số biểu hiện sau:

- Nét mặt trầm buồn chán nản, cảm thấy cô độc, lẻ loi.

- Mất thích thú trong cuộc sống Đi đứng chậm, cảm giác nặng nề mệt mỏi như không còn sức khỏe làm việc, làm nhẹ cũng mau mệt, không thích gần vợ gần chồng, thấy mọi người, con cháu vui chơi cũng không quan tâm.

- Ăn ít, không ngon, nhạt miệng.

- Trằn trọc khó ru ngủ, thức dậy sớm, thèm ngủ mà không ngủ được, đôi khi ngủ được mà thức dậy không khỏe.

- Đầu óc khó tập trung, do dự không "quyết" được, không đối phó được.

- Hay than nhức đầu mỏi cổ, mỏi gáy, hồi hộp ép ngực xoa bóp tay chân vì nhức mỏi, khám bác sĩ đa khoa hay tự mua thuốc uống không hết.

- Có người có cảm giác lo lắng vô cớ, ám ảnh bệnh tật vô lý, có từng cơn sợ sệt nhưng lại dễ giận.

- Người còn đi làm thì giao tiếp miễn cưỡng, né tránh lời thăm hỏi, gắng gượng làm hết việc, đãng trí, cảm thấy bế tắc.

- Tự nghĩ chán đời như có lỗi với người thân với gia đình, thua người ta, không bằng người ta, trở nên vô dụng, không đáng sống, nghĩ và đôi khi tìm cách chết.

Trước tiên em nên áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện tình hình hiện tại:

1. Hãy đi ra ngoài

Việc phơi dưới ánh nắng trong khoảng 30 phút mỗi ngày hoặc thông qua ánh sáng mặt trời giúp họ thiết lập lại đồng hồ sinh học phía trong cơ thể. Nhịp sinh học này sẽ giúp điều hòa chu trình ngủ/thức và đảm bảo là họ sẽ ngủ rất ngon giấc vào ban đêm, điều này sẽ giúp tăng cường sức mạnh cả thể chất lẫn tinh thần Em đừng có đeo kính râm; sự phơi nắng này phải đến thông qua ánh mắt nữa!

2. Tập thể dục

Hãy chạy bộ trong 30 phút, ít nhất 3 lần mỗi tuần thì chất endorphin (một chất giảm đau và giúp an thần) trong cơ thể bạn sẽ tiết ra đều đặn. Nó cũng là cách rất tốt để vượt qua và giải tỏa căng thẳng Không cần phải chạy marathon, chỉ cần làm sao cho nhịp tim của mình đập lên đến mức – 120 đến 160 nhịp mỗi phút phụ thuộc vào tuổi tác và cơ địa Đi bộ cũng là một biện pháp rất tuyệt vời.

3. Dùng chất axit béo Omega-3

Dùng với liều lượng 1000 mg/ngày. Omega-3 giúp kết nối các nơ-ron thần kinh trong não bạn. Các thuốc này được đóng gói hình thức con nhộng giúp  tránh được vị tanh của dầu cá Nên ăn những thực phẩm giàu vitamin và tránh sử dụng quá nhiều thực phẩm có nhiều carbon hydrate, các thực phẩm tốt cho bạn gồm các loại hạt cá, thịt nạc và rau củ.

4. Ngủ đủ giấc

Thay đổi giờ giấc đi ngủ hàng ngày, nó có thể sẽ dẫn đến một giấc ngủ sâu vào buổi tối. Hãy tắt đèn và lên giường đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm. Đừng xem TV nhiều. Gắn mình với các hoạt động nhẹ nhàng, tạo ra sự thư thái kiểu như đọc sách, đi tắm nước nóng, v.v… Tránh lạm dụng cà-phê và thức uống có cồn Đừng làm việc khuya hoặc làm các hoạt động gây quá nhiều căng thẳng vì đó là nguyên nhân dẫn đến tâm trí  luôn nhảy nhót. Nhớ cho cơ thể được nghỉ ngơi và tâm trí bình an là những yêu cầu để có một giấc ngủ chất lượng

5. Giao tiếp xã hội

Hãy hòa mình cùng những người bạn thân và gia đình Em không cần phải gắn với những giao tiếp quá nhiều và hy sinh khoảng thời gian riêng tư của mình, chỉ cần vui vẻ là được. Hãy làm những việc đơn giản, như đi xem chiếu bóng, viếng thăm một triển lãm nghệ thuật hoặc một viện bảo tàng nào đó, đi xem một trận đá banh, đi uống cà-phê hoặc có một bữa ăn cùng với nhau. Chỉ cần tham gia cùng với những người khác thì cảm giác cô đơn của bạn sẽ bị mờ đi. Hãy gặp mặt trực tiếp (đừng chỉ là gặp trên mạng) và hãy làm điều này thường xuyên.

6. Quan sát những suy nghĩ

Chiến lược chống lại việc suy nghĩ quá nhiều là một yếu tố cần thiết để thoát khỏi chứng trầm cảm và những cảm xúc tiêu cực khác. Nhận ra những lúc mà em cứ day đi day lại những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống – cả trong thực tế lẫn tưởng tượng – và dừng chúng lại ngay.

Điều này cần phải có thời gian và kiên trì nhưng nếu luôn luôn nói với bản thân mình rằng “hãy dừng lại” khi mà  bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực tuôn trào, thì em sẽ xây dựng được cho mình một thói quen tốt và sẽ thay đổi cuộc đời của trở nên tốt hơn.

Nếu thực sự các biện pháp trên không có hiệu quả thì tôi khuyên em nên gặp một bác sỹ chuyên khoa Tâm thần học để được giúp đỡ nhé.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật