Ung thư phổi - căn bệnh cướp đi sinh mạng hàng nghìn người Việt mỗi năm

Tại Việt Nam, ung thư phổi được xếp hàng thứ nhất trong tổng số 10 loại ung thư thường gặp ở cả hai giới.

Thuốc lá hủy hoại lá phổi như thế nào?

Theo Ths. BS Phạm Thị Lệ Quyên, Trung tâm hô hấp Bệnh viện Bạch Mai: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá ung thư phổi hiện là loại ung thư hay gặp nhất trên thế giới, với số ca được chẩn đoán trong năm 2012 là 1.825.000 ca, chiếm 13% trong tổng số các ung thư Trong số đó, ở nam giới, số ung thư phổi phổi chiếm 16,7%, tức vị trí số 1; còn ở nữ giới là 8,8%, đứng ở vị trí thứ 3.

Tại Việt Nam, ung thư phổi được xếp hàng thứ nhất trong tổng số 10 loại ung thư thường gặp ở cả hai giới. Theo thống kê, đến năm 2013, tỷ lệ người mắc bệnh đã tăng gấp 4 lần, lên con số 20.000 người mắc mới mỗi năm, trong đó có tới 17.000 người tử vong.

Thủ phạm của căn bệnh “hay gặp nhất thế giới” này theo Ths. BS Phạm Thị Lệ Quyên là do thuốc lá Bởi, khi khói thuốc đi vào qua miệng, người hút thuốc bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất là quá trình lọc ở mũi. Người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn người không hút và khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp kém hơn do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt, thậm chí bị phá huỷ.

Khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và thành phần của chất nhầy. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả là chất nhầy bị nhiễm các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi, cản trở sự lưu thông trao đổi khí.

Ths. BS Phạm Thị Lệ Quyên cho hay: Nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Mức độ tăng nguy cơ khác nhau tuỳ theo loại tế bào ung thư.

Nếu ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng được phát hiện sớm thì cơ hội chữa khỏi rất cao. Do vậy, việc phát hiện sớm ung thư phổi đóng vai trò rất quan trọng.

BS.CKI. Lê Thị Hoài Thanh, chuyên khoa Hô Hấp - Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết: Đối với ung thư phổi, giai đoạn sớm các triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng.

Khi bệnh ung thư phát triển, thường có các triệu chứng sau: ho khan là triệu chứng hay gặp nhất; Ho khạc đờm hoặc lẫn máu; Khó thở;  Hội chứng viêm phế quản phổi cấp hoặc bán cấp.  Các triệu chứng do chèn ép, xâm lấn: khi xuất hiện các triệu chứng này thì ung thư phổi thường đã ở giai đoạn muộn như đau ngực; Nói khan; Nuốt nghẹn; Nấc...

Ung thư phổi chia thành 2 loại chính: Ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Ung thư phổi tế bào nhỏ là loại ung thư phát triển nhanh, nó có thể lây lan nhanh đến các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư phổi tế bào nhỏ thường xuất hiện ở người sử dụng thuốc lá và hiếm thấy ở người không hút thuốc. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ phát triển chậm hơn và phổ biến hơn, đây là loại ung thư ít xâm lấn hơn loại trên.

BS.CKI. Lê Thị Hoài Thanh cho biết: Trên thực tế bệnh ung thư nếu được phát hiện sớm thì cơ hội kéo dài cuộc sống sau 5 năm và chữa khỏi rất cao. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, ung thư phổi có tỉ lệ tử vong cao vì thường phát hiện muộn. Vì vậy, việc phát hiện sớm ung thư phổi đóng vai trò rất quan trọng.

Xét nghiệm dấu ấn khối u CYFRA 21-1 là xét nghiệm máu - Một trong các dấu ấn góp phần phát hiện ung thư phổi tế bào không nhỏ. Ngoài ra, người dân nên khám tầm soát ung thư định kỳ 6 tháng – 1năm /lần. Đặc biết, đối với người có nguy cơ cao (gia đình có người mắc ung thư độ tuổi, nghiện thuốc lá…) cần tầm kiểm soát có thời gian ngắn hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật