Cần cảnh giác với bệnh thương hàn trong mùa nắng nóng

Thương hàn là một bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và có khả năng lây lan thành dịch. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn thương hàn (Salmonella), bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cần hết sức cảnh giác và phòng bệnh tốt.

Đặc điểm của vi khuẩn thương hàn

Salmonella được nhà khoa học Mỹ Salmon phát hiện, bởi vì chúng đã gây bệnh đường ruột nhiễm khuẩn huyết và nhiều biến chứng cho nhân loại suốt 125 năm qua. Căn nguyên gây bệnh thương hàn là do trực khuẩn Salmonella (S. typhi và S. paratyphi A, B) gây nên vi khuẩn thương hàn vào cơ thể, sau khi bị chết sẽ giải phóng ra nội độc tố. Nội độc tố rất độc hại làm tổn thương ruột (kích thích ruột gây đau bụng, làm chảy máu, hoặc có thể gây thủng ruột). Nội độc tố đi vào máu đến hệ thần kinh trung ương làm tổn thương thần kinh và nhiễm độc toàn thân. Vi khuẩn thương hàn có thể đi vào máu gây nhiễm khuẩn huyết.

Vi khuẩn Salmonella gây bệnh cho những người chưa có miễn dịch hoặc miễn dịch yếu với bệnh thương hàn đặc biệt là trẻ em người già yếu. Bệnh lây lan theo đường tiêu hóa do ăn phải thực phẩm rau uống nước nhiễm Salmonella. Thông tin gần đây cho thấy, nhiều mẫu thịt lợn ở Hà Nội và TP.HCM nhiễm vi khuẩn Salmonella bởi do lò mổ cùng hệ thống bảo quản thiếu chất lượng và có tới 80% thịt lợn bày bán ở những khu chợ bán đồ tươi sống và 76% được giết mổ tại các cơ sở nhỏ, mất vệ sinh. Nếu đúng như vậy và nếu để tình trạng này kéo dài không được khắc phục, nguy cơ nhiễm và mắc bệnh thương hàn khó tránh khỏi, làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng và ảnh hưởng đến cộng đồng.

Biểu hiện của bệnh thương hàn

Khoảng 12-72 giờ sau khi tiếp xúc với mầm bệnh sẽ xuất hiện đột ngột sốt cao liên tục (39 hoặc 40oC) mệt mỏi kèm theo đau bụng sôi bụng và trướng bụng là triệu chứng thường thấy. Đau bụng thường xuất hiện ở hố chậu phải, đi ngoài phân lỏng sền sệt, màu vàng nâu, rất khắm, khoảng 5-6 lần/ngày hoặc một số người lớn có thể bị táo bón các trường hợp này cần nhanh chóng nhập viện ngay. Một số trường hợp sang tuần thứ hai có biểu hiện của nhiễm độc thần kinh (nhức đầu mất ngủ ác mộng ù tai nói ngọng), nặng hơn, bệnh nhân tay run bắt chuồn chuồn hoặc nằm bất động, vẻ mặt thờ ơ, đờ đẫn, li bì mê sảng hôn mê Một số trường hợp xuất hiện phát ban nhỏ, bằng phẳng ở ngực, bụng, mạn sườn. Ban xuất hiện khoảng từ 7-12 ngày rồi biến mất. Những trường hợp vi khuẩn vào máu gây nhiễm khuẩn huyết với bệnh cảnh lâm sàng rất nặng, nếu không nhập viện sớm, không xử trí kịp thời, tính mạng người bệnh rất dễ bị đe dọa.

Để chẩn đoán bệnh thương hàn, ngoài các dấu hiệu lâm sàng, cần xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn (cấy phân vào tuần đầu và tuần thứ hai), cấy máu (tuần thứ hai). Để điều tra dịch tễ học, cần xác định kháng thể trong máu bệnh nhân (tuần thứ ba).

Biến chứng nào có thể xảy ra?

Các biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thương hànchảy máu đường ruột hoặc thủng ruột hoặc nhiễm khuẩn huyết Các biến chứng này thường xảy ra vào tuần thứ ba của bệnh, mặc dù tỷ lệ xảy ra không nhiều (khoảng 5%). Tuy vậy, sẽ nguy hiểm nếu chảy với máu với số lượng nhiều sẽ làm tụt  huyết áp gây sốc, có thể tử vong nếu cấp cứu không kịp thời.

Khi bị thủng ruột sẽ rất nguy hiểm, bởi sẽ gây viêm phúc mạc cấp tính, nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể bị sốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa hoặc hậu quả để lại có thể rất xấu (gây dính ruột về sau).

Ngoài ra còn có thể bị viêm cơ tim viêm phổi viêm tụy tạng và gây nhiễm khuẩn một số cơ quan khác (bàng quang thận màng não tủy sống viêm khớp viêm xương ).

Lưu ý khi điều trị

Cần điều trị nguyên nhân bằng kháng sinh nên dựa vào phác đồ điều trị của Bộ Y tế hoặc tham khảo kết quả của kháng sinh đồ (nếu có). Với bệnh thương hàn nguyên tắc dùng kháng sinh liều từ thấp đến cao, nhằm đề phòng vi khuẩn chết hàng loạt giải phóng nhiều độc tố rất nguy hiểm cho người bệnh. Bên cạnh đó cần bù nước và chất điện giải do sốt cao tiêu chảy Cần ăn các loại thức ăn dễ tiêu (lỏng, mềm) và đủ chất dinh dưỡng

Bệnh thương hàn lây theo đường ăn uống qua thức ăn, nước uống thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn thương hàn. Vì vậy, vệ sinh môi trường vệ sinh an toàn thực phẩm là hết sức cần thiết. Cần ăn chín, uống chín. Cần quản lý chất thải, phân người bệnh thật tốt, không để vương vãi và nên cho chất sát khuẩn mạnh (vôi bột, cloramin B), nhất là các vùng nông thôn, miền núi.

Trung tâm y tế dự phòng cần tổ chức kiểm tra thật gắt gao vệ sinh an toàn thực phẩm (lưu ý khâu giết mổ, bán, chế biến thực phẩm) và định kỳ kiểm tra sức khỏe đội ngũ buôn bán, chế biến thực phẩm để tìm người lành mang vi khuẩn thương hàn và điều trị dứt điểm cho họ tránh để mầm bệnh đào thải ra môi trường, làm lây lan gây bệnh, gây dịch.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật