Không nên ăn trứng gà khi nào để tránh gây hại cho sức khỏe?

Trứng gà là món ăn giàu protein, vitamin tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi nào bạn không nên ăn trứng gà?

Không nên ăn trứng gà khi nào?

41000

Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn trứng gà

Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3, là nguồn cung cấp vitamin protein và nhiều dưỡng chất khác có lợi sức khỏe nhưng chúng cũng chứa rất nhiều cholesterolchất béo bão hòa Đây là những “thủ phạm” có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 2.

Người mắc bệnh viêm gan cũng nên tránh ăn trứng

Thành phần cholesterol và các axit béo có trong lòng đỏ trứng gà sẽ càng làm tăng gánh nặng cho gan gây cản trở quá trình điều trị và phục hồi gan Do vậy, khi ăn trứng, bệnh nhân viêm gan không nên ăn phần lòng đỏ.

Không ăn trứng gà khi bị tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy dịch tiêu hóa tiết ra ít hơn, hoạt tính men tiêu hóa bị giảm, việc chuyển hóa chất mỡ chất đạm và đường bị rối loạn, cơ năng sinh lý nhu động ruột vượt quá mức bình thường, chức năng đồng hóa vốn có bị ảnh hưởng, chức năng tái hấp thu nước và chất dinh dưỡngruột non gặp trở ngại, phần lớn các chất dinh dưỡng bị thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Vào lúc này, nếu không để cho đường ruột được nghỉ ngơi thích đáng thì không những làm mất đi tác dụng bồi dưỡng cơ thể, mà ngược lại còn làm cho bệnh nặng thêm. Vì thế, trong thời gian bị tiêu chảy bệnh nhân không được ăn trứng gà.

Sốt không nên ăn trứng gà

Những người bị sốt (nhất là trẻ em) ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, giống như "lửa đổ thêm dầu", bệnh sốt càng thêm trầm trọng. Vì vậy, khi bị sốt không nên ăn trứng gà nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein

Người bị sỏi mật không nên ăn trứng gà

Nếu dùng thức ăn có nhiều chất đạm như trứng gà, đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật bắt túi mật đang bị bệnh phải làm việc quá tải, gây đau đớn nôn mửa

Người mắc bệnh thận

Khi bị viêm thận chức năng trao đổi chất của cơ thể giảm mạnh, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể. Ăn trứng có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, từ đó, làm tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp khi ăn nhiều trứng có thể gây xơ vữa động mạch thận, bệnh lupus ban đỏ hệ thống kết hợp với tổn thương thận và dẫn đến suy thận mãn tính

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật