Apidra SoloStar và một số thông tin cơ bản bạn nên chú ý

Apidra SoloStar được sử dụng cho người lớn, thiếu niên và trẻ em trên 6 tuổi bị đái tháo đường cần điều trị insulin. Dưới đây là một số thông tin về sản phẩm bạn có thể tham khảo.

Apidra SoloStar và một số thông tin cơ bản

1. Thành phần

Insulin glulisine.

2. Chỉ định/Công dụng

Người lớn thiếu niên & trẻ em ≥ 6t. bị đái tháo đường cần điều trị insulin.

Apidra SoloStar và một số thông tin cơ bản

Apidra SoloStar và một số thông tin cơ bản

3. Liều dùng/Hướng dẫn sử dụng

Tiêm 0 - 15 phút trước/sau bữa ănNên dùng phác đồ phối hợp insulin tác dụng dài/trung bình & có thể dùng chung thuốc uống hạ đường huyết. Liều được chỉnh cho từng người. Tiêm dưới da thành bụng, đùi/vai hoặc tiêm truyền liên tục ở thành bụng. Luân phiên thay đổi vị trí tiêm/tiêm truyền trong 1 vùng tiêm giữa các lần tiêm. Không trộn chung thuốc khác.

4. Quá Liều

Hạ đường huyết có thể xảy ra như là một hệ quả của hoạt tính insulin quá cao so với thức ăn ăn vào và sự tiêu hao năng lượng.

Hiện không có số liệu chuyên biệt về quá liều insulin glulisine. Tuy nhiên, hạ đường huyết có thể xảy ra qua những giai đoạn kế tiếp nhau:

Có thể điều trị cơn hạ đường huyết nhẹ bằng cách cho uống glucose hoặc sản phẩm đường. Do đó, bệnh nhân đái tháo đường lúc nào cũng nên mang theo một ít đường viên, kẹo, bánh qui hoặc nước trái cây có đường.

Có thể điều trị cơn hạ đường huyết nặng, khi bệnh nhân trở nên mất tri giác, bằng glucagon (0 5 đến 1 mg) tiêm bắp hoặc tiêm dưới da bởi một người đã được hướng dẫn thích hợp, hoặc bằng glucose tiêm tĩnh mạch bởi một nhân viên y tế. Glucose cũng được tiêm tĩnh mạch nếu bệnh nhân không đáp ứng với glucagon trong vòng 10 đến 15 phút. Khi đã lấy lại tri giác, nên cho bệnh nhân dùng carbohydrat bằng đường uống để đề phòng tái phát.

Sau khi tiêm glucagon, nên theo dõi bệnh nhân trong bệnh viện để tìm lý do của hạ đường huyết nặng và ngăn ngừa các cơn tương tự khác.

5. Chống chỉ định

Tăng mẫn cảm với thành phần thuốc. Hạ đường huyết.

6. Thận Trọng

Chỉnh liều thuốc viên trị đái tháo đường dùng chung. Sử dụng không đủ liều hoặc ngưng điều trị, đặc biệt đái tháo đường phụ thuộc insulin dẫn đến tăng đường huyết & nhiễm toan-keton đái tháo đường, những tình trạng có tiềm năng tử vong Hạ đường huyết: đái tháo đường lâu ngày, liệu pháp insulin tăng cường, bệnh lý thần kinh đái tháo đường dùng thuốc chẹn bêta, chuyển insulin nguồn gốc động vật sang dùng insulin người phụ nữ có thai & cho con bú. Lái xe/vận hành máy.

7. Phản ứng phụ

Hạ đường huyết, phản ứng tại chỗ tiêm, phản ứng dị ứng tại chỗ.

8. Tác dụng ngoại ý

Hạ đường huyết thường là tác dụng không mong muốn hay gặp nhất của liệu pháp insulin, có thể xảy ra khi liều insulin quá cao so với nhu cầu insulin.

Những phản ứng bất lợi có liên quan sau đây từ các nghiên cứu lâm sàng được liệt kê theo hệ thống cơ quan và theo tần suất giảm dần (rất hay gặp: ≥ 1/10; hay gặp: ≥ 1/100 đến < 1/10; ít gặp: ≥ 1/1,000 đến < 1/100; hiếm gặp: ≥ 1/10,000 đến < 1/1,000; rất hiếm: < 1/10,000), không rõ (không thể ước tính từ những số liệu hiện có).

Trong mỗi nhóm tần suất, các tác dụng không mong muốn được trình bày theo thứ tự độ nặng giảm dần.

Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng

Rất hay gặp: Hạ đường huyết

Triệu chứng của hạ đường huyết thường xảy ra đột ngột. Đó là vã mồ hôi lạnh, da lạnh tái, mệt căng thẳng thần kinh hoặc run tay, lo sợ mệt mỏi hoặc yếu sức khác thường lú lẫn khó tập trung ngủ gà đói lả, thay đổi thị lực nhức đầu buồn nônđánh trống ngực Hạ đường huyết có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến mất tri giác và/hoặc co giật và có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn làm giảm chức năng não hoặc thậm chí tử vong.

Rối loạn da và mô dưới da

Hay gặp: phản ứng tại chỗ tiêm và phản ứng dị ứng tại chỗ.

Phản ứng dị ứng tại chỗ (đỏ, sưng và ngứa tại chỗ tiêm) có thể xảy ra trong khi điều trị với insulin. Những phản ứng này thường tạm thời và bình thường biến mất khi tiếp tục điều trị.

Hiếm: Loạn dưỡng mỡ

Loạn dưỡng mỡ có thể xảy ra ở chỗ tiêm như là một hậu quả của việc không quay vòng các vị trí tiêm trong một vùng.

Rối loạn toàn thân

Ít gặp: Phản ứng dị ứng toàn thân

Phản ứng dị ứng toàn thân có thể bao gồm nổi mề đay, tức ngực khó thở viêm da dị ứng và ngứa. Những trường hợp toàn thân nặng, kể cả phản ứng phản vệ, có thể đe dọa tính mạng.

Dị ứng toàn thân là phản ứng phụ của thuốc

Dị ứng toàn thân là phản ứng phụ của thuốc

9. Tương tác

Tăng tác dụng hạ đường huyết: thuốc uống chống đái tháo đường, ACEI, disopyramid, fibrat, fluoxetin, IMAO, pentoxifyllin, propoxyphen, salicylat, sulfonamide. Giảm tác dụng hạ đường huyết: corticosteroid, danazol, diazoxid thuốc lợi tiểu glucagon, isoniazid, dẫn chất phenothiazin, somatropin, epinephrin Salbutamol terbutalin hormon giáp estrogen progestin thuốc ức chế protease, olanzapin, clozapin.

Tăng/giảm tác dụng hạ đường huyết: thuốc chẹn bêta, clonidin, muối lithium rượu pentamidin.

10. Phân loại (US)/thai kỳ

Các nghiên cứu trên động vật phát hiện các tác dụng phụ trên thai (gây quái thai hoặc thai chết hoặc các tác động khác) và không có các nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ; hoặc chưa có các nghiên cứu trên phụ nữ hoặc trên động vật. Chỉ nên sử dụng các thuốc này khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi

11. Phân loại MIMS

Insulin [Insulin Preparations]

12. Phân loại ATC

A10AB06 - insulin glulisine ; Belongs to the class of fast-acting insulins and analogues. Used in the treatment of diabetes.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật