Cảnh báo! Tác dụng phụ của các thuốc điều trị loãng xương

Ở nước ta, tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi có thể dao động từ 17 đến 23%. Theo công bố gần đây của Hội loãng xương TP.Hồ Chí Minh năm 2012 có 2,1 triệu phụ nữ và 700.000 đàn ông Việt Nam bị gẫy lún đốt sống, gẫy xương vùng hông, xương cổ tay và xương đùi do bệnh loãng xương. Điều này dẫn đến tăng chi phí điều trị, chăm sóc đối với người bệnh.

Khi nào cần điều trị loãng xương

Để kiểm tra sức khỏe của xương, cần phải tiến hành đo mật độ xương tốt nhất là đo tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi. Kết quả sẽ thể hiện bằng chỉ số T score với các kết quả như sau:

+ Xương bình thường: T score từ – 1SD trở lên. 

+ Thiếu xương (Osteopenia): T score dưới – 1SD đến – 2,5SD. 

loãng xương (Osteoporosis): T score dưới – 2,5SD. 

+ Loãng xương nặng: T score dưới – 2,5 SD kèm tiền sử/ hiện tại có gẫy xương

Khi chỉ số T score dưới -2,5 thì dứt khoát phải điều trị bằng các thuốc trị loãng xương theo đơn và sự kiểm soát cẩn thận của bác sĩ trong vài năm với rất nhiều tác dụng phụ kèm theo.

Nên đo mật độ xương định kỳ 6 tháng/lần, bắt đầu từ sau 40 tuổi đối với nữ và sau 50 tuổi đối với nam. Nếu chỉ bị giảm mật độ xương hoặc tiền loãng xương (thiếu xương), nên áp dụng tích cực ngay các biện pháp dự phòng loãng xương

Các thuốc điều trị loãng xương và tác dụng phụ thường gặp

1. Nhóm biphosphonat điều trị và phòng ngừa loãng xương

Nhóm này gồm các thuốc etidronat, clodronat, tiludronat, neridronat, olpadronat, ibandronat, alendronate (FOSAMAX), risedronat, pamidronat, zoledronat.

Nhóm biphosphonat được chỉ định nhiều và rộng rãi trong các trường hợp điều trị và phòng ngừa loãng xương bệnh viêm xương biến dạng (bệnh Paget)…cho cả nam và nữ.

Cách dùng:

Trong các thuốc trên có ibandronat dùng chích tĩnh mạch mỗi 3 tháng/lần và acid zoledronic dùng chích tĩnh mạch mỗi năm/ 1 lần. Các thuốc khác dùng dưới dạng viên mỗi ngày hay mỗi tuần, mỗi tháng tuỳ vào hàm lượng của thuốc.

Tác dụng phụ thường gặp:

- Gây kích ứng hệ tiêu hoá nhiều khi dùng đường uống. Do vậy, cần phải ngồi hay đứng sau khi uống thuốc trong khoảng thời gian 30-60 phút.

- Dùng đường tiêm (chích) tĩnh mạch có triệu chứng sốt ớn lạnh như bị cúm trong lần đầu tiên.

- dị ứng nổi mề đay viêm mống mắt suy thận tiêu xương hàm do hoại tử chóng mặt mệt mỏi đau cơ

2. Calcitonin: là một loại peptid acid do tế bào cạnh nang của tuyến giáp sản xuất, có khả năng ức chế các tế bào hủy xương. Calcitonin chỉ được sử dụng khi mà các thuốc khác bị chống chỉ định. Thuốc được chứng minh là chỉ hiệu quả trong ngăn ngừa gẫy xương cột sống mà thôi.

Tác dụng phụ của calcitonin thường không đáng kể, bao gồm nóng bừng và đau ở chỗ tiêm thuốc (nếu dùng đường tiêm), và sổ mũi (nếu dùng nasal calcitonin).

3. Raloxifen và dẫn chất ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Là chất điều hoà chọn lọc trên thụ thể của estrogen (SERM = selective estrogen receptor modulator) được sử dụng để ngừa loãng xương trên phụ nữ mãn kinh.

Tác dụng phụ:

Thường gặp là cảm giác nóng bừng chuột rút chân đau chân máu vón cục đau lưng rối loạn thị giác

4. Strontium ranelat điều trị loãng xương cho phụ nữ sau mãn kinh

Thuốc này đã được sử dụng rộng rãi ở hơn 70 quốc gia để điều trị loãng xương cho phụ nữ sau mãn kinh (FDA Mỹ chưa chấp nhận) thuốc cho thấy có hiệu quả tốt trong việc làm giảm tỉ lệ gãy xương đùi và cột sống ở phụ nữ loãng xương.

Tác dụng phụ: Người bệnh phải nhận thức được về thời gian khoier phát và cách nhận biết các dấu hiệu của phản ứng da nghiêm trọng như hội chứng DRESS (phát ban do thuốc có kèm tăng bạch cầu ưa acid và các triệu chứng toàn thân), hội chứng SJS (hội chứng Stevens-Johnson) và TEN (hoại tử nhiễm độc biểu bì). Hai hội chứng sau xảy ra trong vòng 1 tuần đầu tiên điều trị và hội chứng DRESS xảy ra sau 3-6 tuần. Người bệnh phải được ngưng điều trị ngay lập tức khi thấy có các triệu chứng của phản ứng dị ứng nghiêm trọng và không được sử dụng lại thuốc này.

Bệnh loãng xương không thể chữa khỏi, chỉ có thể phòng ngừa hoặc làm giảm mức độ mất xương. Thời gian điều trị thường kéo dài, chi phí rất tốn kém, thuốc điều trị gây rất nhiều tác dụng phụ khó chịu và nguy hiểm. Vì vậy, hỗ trợ điều trị và dự phòng loãng xương được coi là nguyên tắc vàng trong điều trị loãng xương.

Điều trị và dự phòng loãng xương hiệu quả.

Loãng xương là bệnh có thể phòng ngừa hoặc làm giảm đi bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống tích cực. Người bị thiếu hụt estrogen thường gặp ở tuổi mãn kinh tuổi già, một số bệnh lý hoặc dùng một số thuốc là những đối tượng có nguy cơ cao bị loãng xương.

Để dự phòng và điều trị loãng xương luôn luôn cần và an toàn nhất là các chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng và tăng tạo xương, chủ yếu là canxi Nên bổ sung canxi từ sớm, ngay từ khi còn trẻ để ngăn ngừa loãng xương. Nhưng quá trình chuyển hóa canxin rất phức tạp. Bởi nếu đưa canxi mà thiếu vitamin D thì chỉ có 10% lượng canxi được chuyển vào xương. Nếu có vitamin D3 rồi và các yếu tố khác thì cũng chỉ có 40% canxi được gắn vào tế bào khung xương. Chính vì vậy, phòng ngừa và điều trị hiệu quả loãng xương bằng bổ sung canxi, không thể quên vai trò của vitamin D và MK7 (là vitamin K2 tự nhiên). Đây là dưỡng chất thông minh giúp vận chuyển, gắn kết canxi vào xương và đào thải canxi khi thừa, GS.TS Trần Đình Ngạn cho biết.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật