Bài thuốc đơn giản trị đau nhức xương khớp tuyệt hay ít người biết

Đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết là hiện tượng thường gặp. Các bộ phận thường xuyên bị đau nhức là khớp vai, cơ bắp, khớp xương, đầu gối, cột sống…

Đau nhức xương khi thay đổi thời tiết là hiện tượng thường gặp nhất ở tuổi trung niên đến người cao tuổi. Thời tiết sẽ kéo theo sự thay đổi các yếu tố bên trong cơ thể người bệnh như độ nhớt của dịch khớp gối, độ nhớt của máu, sự kết tủa của các muối, thay đổi nồng độ các hóa chất trung gian trong cơ thể… Điều đó làm xuất hiện các bệnh đau nhức xương khớp hay khiến bệnh tăng nặng hơn thường ngày.

Các bệnh lý gây đau nhức xương khớp vào mùa lạnh thường là viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,…

Các bệnh lý gây đau nhức xương khớp vào mùa lạnh thường là viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,…

Một số biểu hiện đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp thường hay gặp nhất ở một số bộ phận sau: 

- Đau vai gáy: đau lan xuống một bên cánh tay, sờ vào da thấy lạnh, cơ ở vùng cổ bị co cứng, quay đầu rất khó khăn, toàn thân mệt mỏi kém vận động. Chứng trạng này là do bị nhiễm lạnh ảnh hưởng đến chức năng của kinh lạc khí huyết trở trệ…

- Đau ở gót chân: đau nhức buốt trong gót chân, càng giá lạnh càng đau tăng, nhìn bên ngoài không thấy sưng, bàn chân và cẳng chân lạnh. Bàn chân có cảm giác tê bì, đi lại khó khăn. Toàn thân mệt mỏi, ăn ngủ kém, ngại vận động.

- Đau nhức khớp có thoái hóa khớp: đau lưng ù tai ngủ ít nước tiểu trong, lưng gối mỏi đau, tiểu tiện nhiều lần, mạch trầm tế. Do can thận hư kết hợp với phong hàn, thấp gây ra. Người bệnh có biểu hiện giống phong hàn thấp tý thiên về hàn tý kèm thêm triệu chứng về can thận hư

Khắc phục đau nhức xương khớp khi trời lạnh

- Để trị đau nhức xương khớp mùa lạnh, người bệnh cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là tại vị trí các khớp. Khi đi ra ngoài cần mang tất chân, mặc áo khoác, tất tay, đeo khẩu trang… đầy đủ.

- Khi có dấu hiệu cứng khớp, đau nhức khớp sau khi thức dậy vào buổi sáng, người bệnh nên xoa bóp nhẹ nhàng, làm nóng vùng đau để giúp các mạch máu giãn ra, chuyển máu nuôi dưỡng các khớp.

- Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bổ sung các thực phẩm có chứa acid béo omega-3 (cá hồi cá thu cá mòi…), các lại rau màu xanh thẫm (súp lơ cải xanh rau muống rau mồng tơi …) và trái cây nhiều vitamin C (cam đu đủ bưởi kiwi …). Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, các thực phẩm giàu acid béo omega-6.

- Cần luyện tập thể dục thể thao, vận động nhẹ nhàng các khớp gối, cổ chân bàn tay ngón tay,… để xương khớp chắc khỏe, dẻo dai.

- Giảm cân nếu người bệnh bị thừa cân béo phì

- Nếu lao động nặng nhọc, quá tải thì cần phải giảm sức hoạt động của cơ bắp để tránh tổn thương xương khớp.

Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp từ lá lốt 

Theo kết quả nghiên cứu hiện đại lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêmgiảm đau khá tốt. Còn trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân mụn nhọt lâu liền miệng…   Chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh:

Lấy 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

Chữa phong thấp, đau nhức xương:

Bài thuốc 1: Lá lốt 12g, dây chìa vôi 12g, rễ cỏ xước 12g, hoàng lực 12g, rễ quýt rừng 12g, đơn gối hạc 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: Lá lốt 16g, tầm gửi cây dâu 12g, tục đoạn 12g. Sắc uống 2 lần trong ngày.

Bài thuốc 3: lá lốt 20g, cỏ xước 20g cẩu tích 20g, hy thiêm 20g, rễ si 16g, rễ quýt rừng 16g cà gai leo 12g thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang.



Trị đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt

Rễ lá lốt 15g, rễ bưởi bung 15g, rễ cây vòi voi 15g, rễ cỏ xước 15g. Sao vàng sắc uống 3 lần trong ngày. Ngoài ra lá lốt tươi, ngải cứu tươi, liều lượng bằng nhau. Giã nát, thêm ít dấm, đảo trên chảo nóng. Đắp hoặc chườm.

Nếu tình trạng đau kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy tình trạng bệnh bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật