Bệnh ho gà biến chứng nguy hiểm thế nào, bạn đã biết chưa?

Thời gian gần đây, tình trạng trẻ mắc ho gà phải nhập viện gia tăng, bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ và có một số trường hợp tử vong là vấn đề báo động. Vì vậy, Bộ Y tế đã có công văn khẩn yêu cầu các địa phương triển khai mạnh mẽ các biện pháp phòng tránh. Đặc biệt là việc phải đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch. Việc bỏ tiêm, tiêm không đủ mũi, trì hoãn tiêm... là nguyên nhân chính khiến bệnh ho gà gia tăng.

Trên số báo 39, SK&ĐS đã có bài viết “Cảnh báo: trẻ ho gà rất nặng do chưa tiêm chủng”, để giúp người dân hiểu hơn những biến chứng nguy hiểm của bệnh ho gà và có biện pháp phòng ngừa, chúng tôi đăng tải bài viết dưới đây.

Bệnh ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong và có thể gây thành dịch, nhất là thời tiết mùa xuân rất thuận lợi cho bệnh ho gà bùng phát.

Gọi là ho gà vì trẻ ho có tiếng rít như tiếng rít của con gà trống khi gần hết tiếng gáy vi khuẩn ho gà khi vào đường hô hấp sẽ bám vào các nhung mao của cơ quan này, sinh sản và giải phóng ra độc tố làm tổn thương nhung mao, gây viêmhoại tử Các tổ chức hoại tử giải phóng ra chất histamin gây kích thích cực độ đường hô hấp dẫn đến xuất hiện những cơn ho dữ dội, kéo dài và không tự kiềm chế được. Đây là một loại ho rất đặc trưng của bệnh ho gà, bởi vì sau khi đã điều trị tiêu diệt hết vi khuẩn ho gà bằng kháng sinh đặc trị, triệu chứng ho vẫn còn dai dẳng trong một thời gian dài do chất histamin vẫn tồn tại trong máu của trẻ bị bệnh. Lúc trẻ được 2 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để tiêm vắc-xin phòng bệnh ho gà và duy trì các mũi tiêm sau đó đúng lịch.

Bệnh ho gà lây lan như thế nào?

Vi khuẩn vào cơ thể khoảng 2 tuần thì trẻ bắt đầu sốt, ho hắt hơi và vi khuẩn được bắn ra từ đây, người lành hít phải không khí có chứa vi khuẩn sẽ mắc bệnh nếu chưa có kháng thể chống lại chúng. Đặc biệt, trong các giọt nước bọt nhỏ li ti của người bệnh có vô số vi khuẩn ho gà. Nhiều trẻ sơ sinh bị ho gà do lây bệnh từ một người gia đình Một số trường hợp (ngay cả người lớn) mặc dù đã được tiêm phòng nhưng vẫn có thể mắc bệnh ho gà tuy thể bệnh nhẹ hơn (có thể do lượng kháng thể sinh ra sau tiêm chủng đã bắt đầu giảm) và ít có biến chứng hơn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc ho gà

Các triệu chứng của bệnh ho gà thường xuất hiện trong vòng 5 - 7 ngày sau khi phơi nhiễm, nhưng đôi khi thời kỳ ủ bệnh kéo dài 3 tuần. Bệnh thường khởi phát bởi triệu chứng giống như cảm lạnh có những cơn ho nhẹ, sau đó trẻ bắt đầu ho nhiều hơn chảy nước mũi và có thể có sốt nhẹ. Sau 1- 2 tuần, bắt đầu ho nhiều hơn. Không giống như cảm lạnh ho gà có biểu hiện một loạt các cơn ho liên tục trong nhiều tuần. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị, bệnh trở nên nặng hơn, gây ho nặng hơn, xuất hiện nhiều đờm dãi. Ho kéo dài dẫn tới việc trẻ nôn ọe, không ăn được mệt mỏi chảy nước mắt, nước mũi kiệt sức Cơn ho dai dẳng khiến trẻ đỏ bừng mặt hay tím tái cả người, vì vậy, có thể bị suy hô hấp tử vong do nghẹt thở.

Cần lưu ý là ở trẻ sơ sinh ho rất ít xuất hiện hoặc thậm chí không ho nhưng có thể có hiện tượng ngừng thở tạm thời trong một thời gian ngắn. Vì vậy, ho gà là bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ nhỏ. Một nửa số trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị ho gà phải nhập viện.

Tiến triển của bệnh

Cơn ho có thể xuất hiện liên tục trong ít nhất 10 tuần. Người bệnh thường kiệt sức sau mỗi cơn ho, nhưng sau đó lại trở về dấu hiệu bình thường. Cơn ho thường trở nên phổ biến hơn, nghiêm trọng hơn khi bệnh tiến triển và có thể xuất hiện nhiều hơn về ban đêm. Bệnh có thể nhẹ hơn (ít nghiêm trọng hơn) và không có tiếng rít điển hình ở trẻ em, thiếu niên và người lớn đã được tiêm vắc-xin phòng bệnh ho gà. Quá trình hồi phục sau ho gà có thể diễn ra chậm. Ho nhẹ hơn và ít hơn. Tuy nhiên, những cơn ho có thể quay lại vì nhiễm trùng hô hấp sau nhiều tháng sau khi mắc bệnh ho gà.

Những biến chứng đáng lo ngại của ho gà

Bệnh ho gà có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh trẻ em và có thể có cả người lớn khi chưa có miễn dịch phòng bệnh. Do ho dai dẳng, kéo dài làm cho trẻ bị kiệt sức, nhất là ở trẻ sơ sinh bởi sức đề kháng còn yếu chưa đủ để chống lại bệnh. Bệnh thường gây ra tình trạng thiếu ôxy cho cơ thể dẫn tới nhiều biến chứng như suy hô hấp viêm phổi thiếu ôxy não, viêm não xuất huyết kết mạc thậm chí gây tử vong nếu không phát hiện và điều trị sớm, đặc biệt là trẻ sơ sinh

Thiếu niên và người lớn cũng có thể bị biến chứng do bệnh ho gà. Biến chứng thường ít nghiêm trọng hơn ở những lứa tuổi này, đặc biệt với người đã được tiêm vắc-xin phòng bệnh ho gà. Biến chứng ở thiếu niên và người lớn thường gây ra bởi bản thân các cơn ho viêm phổi là biến chứng cần được lưu ý. Các biến chứng phổ biến nhất của một nghiên cứu khác ở người lớn mắc bệnh ho gà là: sút cân (33%), mất kiểm soát bàng quang (28%), bất tỉnh (6%) gãy xương sườn do ho nặng (4%)...

Phòng bệnh

Để phòng bệnh ho gà, cần tiêm vắc-xin phòng bệnh ho gà cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là biện pháp hữu hiệu nhất, tiêm đủ 3 mũi theo quy định. Nếu nghi trẻ ho gà, cần cho trẻ ở nhà, không đến lớp, điều trị dứt điểm và không cho tiếp xúc với trẻ lành, đồng thời các thành viên khác trong gia đình cũng cần đeo khẩu trang đề phòng phát tán thành dịch. Nếu nghi ngờ hoặc biết trẻ sơ sinh bị ho gà cần phải cho trẻ nhập viện càng sớm càng tốt, nếu không sẽ xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Với trường hợp trẻ bị ho gà được điều trị bệnh tại nhà cần lưu ý những điều sau đây:

Không cho trẻ uống thuốc ho trừ khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Quản lý bệnh ho gà và làm giảm nguy cơ lây bệnh cho người khác bằng cách: Tuân thủ liệu trình sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ. Giữ cho nhà cửa không có các chất kích thích càng nhiều càng tốt, vì nó có thể kích thích gây ho, chẳng hạn như khói thuốc bụi và hơi hóa chất Sử dụng bình xịt hơi sương sạch và mát để giúp làm lỏng chất tiết và làm dịu ho cho trẻ. Thực hành rửa tay tốt bằng dung dịch sát khuẩn cho trẻ và người chăm sóc.

Cần cho trẻ uống nhiều chất lỏng, bao gồm nước, nước trái cây và súp, ăn nhiều hoa quả để dự phòng mất nước (thiếu dịch). Ăn các bữa nhỏ và thường xuyên giúp dự phòng nôn. Thông báo ngay với bác sĩ bất cứ dấu hiệu mất nước nào phát hiện được. Các dấu hiệu mất nước bao gồm miệng khô và dính buồn ngủ hoặc mệt mỏi, khát tiểu ít hoặc tã ướt ít hơn, không có nước mắt khi khóc yếu cơ đau đầu chóng mặt hoặc hoa mắt...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật