Rối loạn đường huyết là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây rối loạn đường huyết

Rối loạn đường huyết là gì?

Rối loạn đường huyết là tình trạng đường trong máu tăng cao nhưng chưa đến ngưỡng giá trị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường còn được gọi là tiền tiểu đường Rối loạn đường huyết nếu không được chữa trị sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 bệnh tim mạch và đột quị.

Triệu chứng rối loạn đường huyết

- Da sẫm màu ở vùng có nếp gấp, chẳng hạn như sau cổ, dưới cánh tay, trong nếp gấp cổ tay…

- giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân

- Chậm liền các vết loét

- Khát thường xuyên, đi tiểu nhiều

- Tầm nhìn mờ

- Thường xuyên mệt mỏi

Quá trình kiểm soát đường huyết trong cơ thể

Quá trình kiểm soát đường huyết trong cơ thể

Nguyên nhân gây rối loạn đường huyết

Đề kháng insulin là nguyên nhân gây rối loạn đường huyết kháng insulin là tình trạng mà insulin tuy vẫn được tuyến tụy sản xuất, nhưng các tế bào đặc biệt là tế bào mỡ không sử dụng, khiến đường không thể vào trong tế bào.

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng đề kháng insulin như:

- Thừa cân hoặc béo phì

- Gia đình có người thân mắc bệnh tiểu đường

- Ít hoạt động thể chất

- Mắc các bệnh tim mạch: cao huyết áp mỡ máu cao

- Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang

- Tiểu đường thai kỳ

- sinh con có cân nặng trên 4.5kg

Phương pháp điều trị rối loạn đường huyết

Dưới đây là một số phương pháp về lối sống sinh hoạt và dinh dưỡng để chữa trị rối loạn đường huyết:

Thay đổi lối sống

Chế độ ăn khoa học giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Chế độ ăn khoa học giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giảm cân tăng cường hoạt động thể chất và ăn uống lành mạnh sẽ giúp làm giảm tình trạng đề kháng insulin, từ đó hạ được đường huyết.

Chế độ ăn khoa học giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Chế độ ăn khoa học giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

- Kiểm soát tốt đường huyết qua chế độ ăn: Nguyên tắc chung trong chế độ ăn khi bị rối loạn đường huyết vẫn là tăng cường lựa chọn thực phẩm lành mạnh, ít chất béo, giàu chất xơ

- giảm cân nếu thừa cân: Giảm 5 - 10% trọng lượng cơ thể nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì sẽ giúp làm giảm đề kháng insulin.

- Tăng cường hoạt động thể chất: Bạn nên dành tối đa 30 phút mỗi ngày để đi xe đạp, bơi lội, chạy bộ... đã được chứng minh làm giảm đáng kể nguy cơ bị bệnh tim mạch và tiểu đường. 

- Tránh căng thẳng stress trong công việc và cuộc sống: Bằng cách tập thiền yoga hoặc nghe nhạc vào mỗi tối trước khi đi ngủ

- Ngừng hút thuốc lá, từ bỏ rượu bia

- Kiểm soát tốt huyết áp mỡ máu cao.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật