Sử dụng kháng sinh cho trẻ, cha mẹ tùy tiện sẽ nguy!
Chị Hà (khu đô thị Trung Hòa-Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội) có con gái 4 tuổi thường xuyên bị ho sổ mũi rồi viêm phế quản mỗi khi thời tiết thay đổi Ban đầu chị Hà thường xuyên cho con đi khám, tuy nhiên, sau nhiều lần khám cho con, chị Hà thấy bác sĩ thường kê vài loại kháng sinh như Augumentin, Zithromax, Novafex… Do đó, thơi gian gần đây, mỗi khi con gái ốm, ho viêm họng chị Hà đã không đưa con đi khám nữa vì ý nghĩ “bác sĩ lại kê một trong những thuốc kháng sinh đó” mà chị tự ý làm bác sĩ, ra quầy thuốc ở gần nhà mua kháng sinh theo đơn cũ cho con uống.
Tuy nhiên, theo nhiều bác sĩ chuyên khoa Nhi cho hay, tình trạng của chị Hà cũng là tình trạng chung của nhiều bà mẹ có con nhỏ, hễ cứ thấy con ho viêm họng sổ mũi là cho con uống kháng sinh mà không cần biết kháng sinh đó có phù hợp với bệnh của con hay không và bệnh đó có nhất thiết phải uống kháng sinh hay không. Chính việc các bà mẹ tự ý làm bác sĩ, đã dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe cho trẻ.
Theo BS Đỗ Thiện Hải, ở Việt Nam, gần đây đã có một số loại vi khuẩn kháng thuốc Tại Mỹ cũng đã xuất hiện vi khuẩn siêu kháng sinh vào tháng 5/2016. Hơn thế, việc dùng kháng sinh bừa bãi còn có thể dẫn tới những tác dụng phụ mà chỉ có thể phát hiện sau nhiều năm dùng thuốc
Vậy sử dụng kháng sinh như thế nào để vừa hiệu quả, vừa đảm bảo sức khỏe cho trẻ, BS Đỗ Thiện Hải cho hay, kháng sinh là thuốc để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Do đó, chúng ta chỉ cho trẻ dùng kháng sinh khi có các bằng chứng cho thấy trẻ mắc bệnh do vi khuẩn gây nên.
Việc xác định các bằng chứng này thường do bác sĩ khám thực tế và căn cứ vào một số xét nghiệm đơn giản. Các trường hợp trẻ viêm đường hô hấp nhưng có thể do virus thì việc sử dụng kháng sinh hoàn toàn không có hiệu quả.
Nguyên tắc dùng kháng sinh cho trẻ:
Chỉ dùng kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm vi khuẩn. Khi dùng kháng sinh cho trẻ cần phải theo nguyên tắc dùng đúng liều, đúng cách và lựa chọn kháng sinh an toàn.
Các biểu hiện của tình trạng nhiễm vi khuẩn thường gặp
Trẻ mắc bệnh do vi khuẩn thường sốt cao, da xanh tái, mệt mỏi, ăn kém, không chịu chơi ngay cả khi đỡ sốt.
Có thể nhìn thấy các ổ nhiễm khuẩn gây sưng, nóng, đỏ đau có mủ như: Mụn nhọt trên da viêm cơ áp xe cơ viêm họng mủ, viêm tai có mủ, hoặc trong các bệnh do virus nhưng có bội nhiễm thêm vi khuẩn như nhiễm trùng da sau khi mắc thủy đậu… Ngoài ra, các trường hợp viêm đường hô hấp nhiễm trùng tiết niệu… có bằng chứng nhiễm vi khuẩn.
Các bằng chứng nhiễm khuẩn có thể xác định được khi làm một số xét nghiệm đơn giản mà hầu hết các phòng khám và y tế cơ sở có thể làm được. Khi cơ thể nhiễm khuẩn thì chỉ số bạch cầu trong máu và CRP tăng cao protein và tế bào trong nước tiểu thay đổi. Chụp X-quang phổi cũng có thể nhận định được tình trạng viêm phổi do vi khuẩn hay virus.
Khi đã xác định được có bằng chứng nhiễm vi khuẩn, các bác sĩ sẽ dựa vào lứa tuổi, vị trí nhiễm trùng mà lựa chọn một loại kháng sinh có độ đặc hiệu cao, không nên kết hợp nhiều loại kháng sinh. Do vậy, khi mua thuốc cho trẻ không nên tự ý đổi loại kháng sinh (thành phần), mà nên mua thuốc đúng thành phần đã được kê đơn và dùng đúng theo đơn.
“Nếu lần sau trẻ ốm thì không nên dùng lại đơn thuốc cũ, vì có thể trẻ mắc bệnh do loại vi khuẩn khác, bệnh khác, mặc dù có thể có một số triệu chứng giống lần trước”- BS Hải khuyến cáo.
Do vậy, để chữa bệnh cho trẻ an toàn, tránh các tác dụng phụ, giảm chi phí điều trị… cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về chăm sóc, theo dõi phát hiện dấu hiệu bệnh nặng, tình trạng nhiễm khuẩn và sử dụng thuốc hợp lý.
Theo BS Đỗ Thiện Hải, ở trẻ em Việt Nam, trong số các nguyên nhân gây sốt thì có tỉ lệ khá lớn là viêm đường hô hấp trên do virus bao gồm: Viêm mũi họng cấp do virus sốt virus viêm tiểu phế quản do virus…
Các trường hợp này có thể trẻ sốt cao, ho chảy nước mũi trong, có thể mệt mỏi khi sốt cao, nhưng khi dùng thuốc hạ sốt thì trẻ đỡ sốt và tỉnh táo, chơi ngoan như ngày thường. Sốt do nhiễm virus thường cao nhất vào ngày thứ 2, thứ 3, sau đó nhiệt độ giảm dần cơn sốt thưa dần, trẻ bình phục và kháng sinh không có tác dụng. Xét nghiệm cho thấy các chỉ số cảnh báo nhiễm vi khuẩn đều thấp.
Mặt khác, cơ thể trẻ còn non nớt, chức năng các cơ quan như gan thận còn chưa hoàn thiện, mà các thuốc sử dụng đều thải qua gan thận, nên khi dùng nhiều loại thuốc thì có thể gây ảnh hưởng xấu, suy giảm chức năng các cơ quan này.
- Tác hại của đường với chức năng tình dục của đàn ông (Thứ năm, 16:35:05 30/07/2020)
- Bác sĩ cảnh báo loài vi khuẩn 'ăn thịt người' từ món... (Thứ tư, 13:02:04 08/07/2020)
- Những điều tuyệt đối KHÔNG khi sơ cứu nạn nhân bị dính axit (Thứ tư, 10:10:09 27/02/2019)
- Giá trị "dược liệu" của gạo không thể không tìm... (Thứ tư, 09:20:02 27/02/2019)
- 6 sự thật khủng khiếp về các loại tiết canh "Made in nhà... (Thứ năm, 16:20:01 21/02/2019)
- Ðiều trị thế nào hiệu quả khi bị côn trùng cắn, đốt? (Thứ năm, 14:15:06 21/02/2019)
- Chậu cây cảnh trên bàn làm việc giải tỏa stress, bạn có biết? (Thứ năm, 11:15:08 21/02/2019)
- Mẹ Nhật trị ho cho con bằng cam nướng đơn giản không ngờ (Thứ năm, 10:40:05 21/02/2019)
- 7 loại cây giúp ngon giấc nên có trong phòng ngủ nên trồng... (Thứ tư, 11:05:00 20/02/2019)
- Dùng sữa chua khi uống kháng sinh, nên hay không? (Thứ tư, 10:20:05 20/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023