Tác dụng chữa bệnh của nước dừa và những chú ý khi sử dụng

Nước dừa giàu dưỡng chất, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh mục đồ uống có lợi và an toàn, khuyến cáo mọi người nên dùng, nhất là giải khát mùa hè.

Tác dụng chữa bệnh của nước dừa

Quả dừa 5 - 7 tháng tuổi được xem là có chất lượng nước cao nhất, nếu dưới 5 tháng thường có vị đắng. Đồ uống này có màu trong, ngọt, vô trùng và chứa nhiều dưỡng chất như vitamin khoáng chất, chất điện phân,  enzym, acid amin, cytokinin... Mỗi trái dừa chứa khoảng 200 - 1.000ml nước tùy thuộc vào từng loại dừa.

Nghiên cứu cho thấy chất cytokinin (như kinetin và trans-zeatin) có trong nước dừa có tác dụng chống lão hóa chống ung thư và chống huyết khối.

Nước dừa rất có ích đối với bệnh nhân bị tiêu chảy để khắc phục tình trạng mất nước từ đường tiêu hóa và làm giảm tiếp nước qua đường tĩnh mạch Theo WHO, các osmolarity có trong nước dừa còn có tác dụng hơn cả liệu pháp giảm khát ORS (Oral Rehydration Therapy) uống osmolarity. Ngoài ra sự có mặt của các thành phần sinh học khác như acid amin, enzym, khoáng chất và acid béo có thể cũng cho thấy tốt hơn rất nhiều so với osmolarity nhân tạo.

Ngoài ra, không giống ORS nước dừa có hàm lượng natri và clorua thấp, nhưng giàu đường và acid amin, giúp cân bằng thành phần chất lỏng nên nó thực sự là đồ uống lý tưởng hơn bất kỳ đồ uống giải khát mà hiện nay đang có bán trên  thị trường.

Nước dừa chứa nhiều enzym hoạt hóa sinh học tự nhiên như phosphatase acid, catalase, dehydrogenase, diastase, peroxidase, RNA polymerase... đây là những enzym trợ giúp tiêu hóa và chuyển hóa cho cơ thể .

Nước dừa chứa nhiều khoáng chất hữu ích như canxi sắt, magiê mangan kẽm, so với một số các loại trái cây như nước cam chẳng hạn.

Nước dừa chứa nhiều nguồn vitamin B-phức như riboflavin, niacin, thiamin, pyridoxine, và folates. Các vitamin này cơ thể rất cần được bổ sung từ bên ngoài qua ăn uống

Nước dừa có chứa hàm lượng cao chất điện giải: 100ml nước dừa có chứa 250mg kali và 105mg natri Cả hai chất điện giải này rất tốt cho nhóm người mắc bệnh tiêu chảy

Nước dừa tươi giàu vitamin C (ascorbic acid); cung cấp khoảng 2,4mcg hoặc 4% nhu cầu hàng ngày cho cơ thể.

Hàm lượng dinh dưỡng của 100g nước dừa tươi theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ: năng lượng 19kcal, carbohydrates 3,71g protein 0,72g, tổng chất béo 0,20g cholesterol 0mg chất xơ 1,1g, folates 3mcg, niacin 0,080mg, pantothenic acid 0,043mg, riboflavin 0,057mg vitamin C 2,4mg, natrri 105mg, kali 250mg canxi 24mg, đồng 40mg…

Nước dừa có tác dụng làm đẹp da mượt, đen tóc và dùng tắm cho trẻ sơ sinh Nhân dừa dùng chung với nước có chứa nhiều enzym tốt cho tiêu hóa, dùng chữa các bệnh viêm loét dạ dày viêm gan đái tháo đường lỵ, trĩ, viêm đại tràng

Nước dừa có tác dụng chữa kiết lỵ cấp tính, cách làm như sau: dùng rau má 50g, nước dừa tươi một quả rau má giã, vắt nước, pha với nước dừa uống, mỗi ngày một quả. Ngoài ra nước dừa còn có tác dụng chữa nôn ói: cứ 2 chén nước dừa pha với 1 chén rượu nho bổ sung thêm nước gừng ép và uống.

Chữa khản tiếng: nước dừa non 1 cốc, rau má 8g; giã rau má, vắt nước pha với nước dừa uống.

Nước dừa còn được dùng để chế biến thức ăn như kho cá, thịt, nấu xôi, luộc gà… có tác dụng  làm tăng hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho các món ăn thích hợp cho nhóm người già trẻ nhỏ và những người gầy yếu.

Chú ý khi sử dụng 

Dừa tươi có sẵn quanh năm ở các vùng nhiệt đới, sau khi thu hoạch nên bảo quản ở nhiệt độ phòng và dùng trong vòng 5 - 10 ngày sau thu hoạch, tốt nhất là nên uống ngay sau khi hái. Nếu đã mở nên dùng ngay, để lâu biến chất và chuyển sang vị chua. Nếu không dùng hết nên cất trong tủ lạnh. Mới đi nắng về, hoặc lúc đang đói mệt không nên uống nước dừa, nhất là người đang có bệnh vì dễ bị gây ra tác dụng phụ như gai sốt, ớn lạnh…

Trước khi thi đấu thể thao, không nên uống nước dừa, không nên lạm dụng quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên uống một quả. Phụ nữ thai kỳ trẻ sơ sinh cũng có thể dùng bình thường vì an toàn và không để lại phản ứng phụ có hại cho sức khỏe

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật