Tại sao đau ngực và phải chữa trị như thế nào, bạn có biết?

Lồng ngực chứa nhiều cơ quan quan trọng: tim, phổi, trung thất và các mạch máu lớn nhỏ. Tùy theo tính chất của triệu chứng đau và các triệu chứng khác đi kèm được phát hiện khi thăm khám bệnh nhân mà người thầy thuốc sẽ có một chẩn đoán gần chính xác.

Các chẩn đoán này sẽ được kiểm chứng và khẳng định bằng các xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh như: điện tim, siêu âm, X-quang, CT-scan hay MRI ngực...

Đau do viêm thần kinh liên sườn

Thông thường đau ngực nếu kể từ ngoài vào ta phải kể đến đau cơ vùng ngực thường xảy ra ở những bệnh nhân trẻ tập thể hình hay chơi tạ, bóng chuyền, bóng rổ… nếu không bị chấn thương trực tiếp thì các triệu chứng đau thường lan tỏa theo nhóm cơ và thường hết sau vài ngày nghỉ ngơi.

Một bệnh khác cũng hay đưa đến đau ngực đó là đau dây thần kinh liên sườn dây thần kinh liên sườn có thể bị chấn thương, bị viêm bị chèn ép, do virút như: bệnh Zona thần kinh. Trong trường hợp đau Zona thần kinh, bệnh nhân đau và nổi mụn nước kèm theo ngứa dọc theo dây thần kinh liên sườn, bệnh có thể có kèm theo sốt và rất đau dân gian thường gọi là bệnh giời leo nếu không điều trị tốt bệnh sẽ để lại di chứng nặng nề có nghĩa là đau nhiều rất khó chịu nhiều người bị rơi vào tình trạng trầm cảm

Nhồi máu cơ tim

Đau ngực trái, lan ra cánh tay trái kèm theo mệt, cảm thấy tim đập hỗn loạn, xuất hạn mồ hôi… trên bệnh nhân có tiền căn cao huyết áp hay bệnh lý tim mạch là triệu chứng làm cho chúng ta nghĩ đến khả năng nhồi máu cơ tim cấp, một bệnh gây tử vong cao do tắc nghẽn động mạch vành. Tuy nhiên, có một ngoại lệ mà ít người nghĩ đến ngay cả các bác sĩ đôi khi cũng bị nhầm lẫn, đó là những bệnh nhân bị đau ngực vùng giáp ranh với vùng thượng vị, rất dễ chẩn đoán nhầm với bệnh viêm dạ dày cấp, nhưng thực ra đó là biểu hiện của nhồi máu cơ tim cấp thể dưới hoành. Nhồi máu cơ tim là câu chuyện muôn thuở và là bệnh tim gây tử vong nhiều nhất ở những người trên 50 tuổi. Theo kinh điển, chỉ những người trên 50 tuổi cả nam lẫn nữ mới có khả năng nhồi máu cơ tim Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người còn rất trẻ tuổi khoảng 20 - 30 tuổi đã bị nhồi máu cơ tim rồi, có lẽ là do thay đổi cách sống, thay đổi môi trường, thay đổi chế độ ẩm thực như hiện nay là một trong những nguyên nhân rất quan trọng gây ra bệnh. Thông thường, bệnh nhân có tiền căn xơ vữa động mạch và cao huyết áp từ trước, đột nhiên đau thắt ngực bên trái lan xuống cánh tay trái, bệnh nhân mệt nhiều, đổ mồ hôi lạnh, đau càng ngày càng tăng, có những cơn đau ngắn thoáng qua trong trường hợp bệnh nhân bị cơn đau thắt ngực không ổn định hay đau nhiều liên tục trong bệnh nhồi máu cơ tim cấp.

Cách phòng ngừa cũng không có gì quá phức tạp, chỉ cần bệnh nhân chú ý đến sức khỏe của mình, nên đi khám kiểm tra sức khỏe định kỳ, nếu có dấu hiệu của xơ vữa động mạch và cao huyết áp cũng như thỉnh thoảng có đau ngực bên trái nhất là khi phải làm việc gắng sức. Nên duy trì cân nặng ở mức độ cho phép, tránh béo phì không ăn nhiều thức ăn có chất béo, không hút thuốc là, điều trị tốt bệnh đái tháo đường nếu có và uống rượu vừa phải. Bệnh nhân nên đo điện tim, nếu thấy dấu hiệu của thiểu năng động mạch vành hay thiếu máu cơ tim cần phải đi khám bệnh và điều trị ở bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được sử dụng thuốc hạ huyết áp chống xơ vữa động mạch giãn động mạch vành, tăng cường oxy cho cơ tim và thuốc chống hình thành cục máu đông trong động mạch vành.

Tràn khí khoang màng phổi

Còn bệnh tràn khí khoang màng phổi cũng gây đau ngực, đau chủ yếu ở bệnh ngực bị tràn khí (bên phải hoặc bên trái) không lan có kèm theo khó thở ít hoặc nhiều tùy theo dạng tràn khí toàn bộ hay khu trú, tràn khí nguyên phát trên bệnh nhân trẻ không có bệnh về phổi hay tràn khí khoang màng phổi thứ phát trên bệnh nhân lớn tuổi có bệnh về phổi như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính lao phổi và di chứng lao phổi…

Ngoài ra, khi thấy đau ngực, chúng ta phải chụp X-quang phổi thẳng và nghiêng để xem bệnh nhân có bị khối u của phổi hay trung thất không. Các khối u này khi gây nên triệu chứng đau thì thường đã khá lớn xâm lấn nhiều vào trung thất và thành ngực. Thông thường nếu là ác tính thì không còn chỉ định can thiệp triệt để bằng phẫu thuật được nữa.

Cần chụp X-quang phổi thẳng và nghiêng để xem bệnh nhân có bị khối u của phổi hay trung thất không

Phình bóc tách động mạch chủ ngực

Một bệnh nữa cũng gây đau ngực dữ dội đó là phình bóc tách động mạch chủ ngực, bệnh nhân đau ngực dữ dội như dao đâm, nhất là vùng ngực phía trái, kèm theo rối loạn  huyết động học có thể huyết áp tăng hoặc giảm, mạch nhanh vã mồ hôi hay xảy ra ở những bệnh nhân có tiền căn cao huyết áp kèm theo béo phì và hút thuốc lá Bệnh rất dễ nhầm với chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp. Nó được chẩn đoán chính xác dựa vào kết quả đo điện tim và chụp X-quang ngực cấp cứu.

Những tổn thương của xương sườn, màng phổi thành và thành ngực cũng gây đau ngực, nhưng thường là đau âm ỉ, đau nhiều về đêm và ngày càng tăng dần với thời gian. Thường là các tổn thương ác tính như các loại ung thư xương và ung thư phần mềm. Mức độ ác tính rất cao nếu là ung thư loại trung biểu mô của lá thành khoang màng phổi. Việc chẩn đoán chính xác phải dựa vào các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh và giải phẫu bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật