Một số loại nội tạng chứa độc tố chết người ai cũng nên biết

Cá nóc được người Nhật coi là món ăn ngon, tuy vậy, người chế biến phải được đào tạo rất bài bản mới có thể đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Mặc dù thịt của các loài động vật này rất bổ dưỡng và an toàn nhưng phần nội tạng lại chứa các độc tố chết người. Thực tế nhiều vụ ngộ độc hàng loạt xảy ra do sử dụng nội tạng động vật dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây chết người.

1. Nội tạng cá nóc

Loại cá này có xuất xứ từ Nhật Bản, nhiều người thường nhầm lẫn tên gọi của loại cá này với cá chuối cá quả mà người dân miền Nam gọi với tên cá lóc.

Cá nóc là món ăn được khá nhiều người ưa thích sử dụng và được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Mặc dù phần thịt của nó khá ngon nhưng người chế biến phải thật sự khéo léo để có thể loại bỏ hết nội tạng của loài cá này gan và nội tạng của cá nóc chứa hàm lượng lớn chất độc nguy hiểm là tetrodotoxin mà hiện nay ngành y dược cũng chưa có thuốc giải. Dù chỉ sử dụng một lượng nhỏ nội tạng của loại cá này cũng có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm độc và tử vong cực nhanh chóng.

2. Mật cá trắm

Không chỉ riêng mật cá trắm mà nhiều loại cá như cá chép cá anh vũ, cá trôi hay nhiều loại cá khác đều có chứa độc tố và các chất có hại cho sức khỏe gây suy thận cấp nguy hiểm. Tuy nhiên, chất độc được cho là nguy hiểm nhất vẫn là độc tố có trong mật cá trắm. Loại độc tố này gây các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như sốc nhiễm khuẩn phù não phù phổi chảy máu cấp và viêm ống thận suy thận cấp… Biểu hiện của những người nhiễm độc tố từ mật cá trắm là buồn nôn đau bụng nôn tiêu chảy mệt mỏi mắt vàng tiểu ít chân phù, phản ứng chậm và co giật… Khi có các biểu hiện này nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong. Theo PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng cục Vệ sinh An toàn thực phẩm trực thuộc Bộ Y tế cho biết, mật cá trắm rất độc, nó có chứa chất Alcool gây tổn thương nội tạng xuất huyết ảnh hưởng lớn nhất đến ống thận và hệ thống bài tiết, các loại cá có trọng lượng càng lớn càng chứa hàm lượng đốc tố cao và chất độc mạnh hơn so với cá có trọng lượng nhỏ.

Mặc dù mật cá trắm chứa chất độc cực mạnh nhưng phần thịt của nó lại rất an toàn và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, có tác dụng bồi bổ cơ thể cực tốt. Khi sử dụng thực phẩm này, các bạn nên loại bỏ hoàn toàn phần ruột cá và chú ý tránh làm vỡ mật để chất độc không lây lan, ngấm vào phần thịt cá đã được làm sạch.

Hiện nay, nhiều người cho rằng nuốt mật cá có thể chữa được một số bệnh, nhưng thực tế, chưa có nghiên cứu nào khẳng định điều đó. Một số trường hợp áp dụng chữa bệnh cách này đã phải nhập viện trong tình trạng suy thận cấp

3. Trứng, gan và nội tạng cóc

Theo BS Thu Hoài, nguyên cán bộ dinh dưỡng BV Thanh Nhàn, thịt cóc cũng có hàm lượng đạm như các loại thịt khác. Điều này chứng minh thịt cóc không thể điều trị và phòng ngừa bệnh còi xươngtrẻ em

Chia sẻ về vấn đề giá trị của thịt cóc có chữa được bệnh còi xương BS Nguyễn Thu Hằng, Bệnh viện Nhi Trung ương, phân tích thịt cóc có giá trị dinh dưỡng như các loại thịt khác chỉ giàu đạm và kẽm chứ không có gì đặc biệt hơn, hàm lượng canxivitamin D rất ít, mà trẻ còi xương chủ yếu thiếu hàm lượng canxivitamin D là chính. Vì vậy, cho trẻ ăn thịt cóc để giảm tình trạng còi xương ở trẻ là không có căn cứ nào.

Trong khi đó, ăn thịt cóc có nhiều rủi ro, vì nhựa ở da và các thành phần nội tạng như gan trứng cóc chứa rất nhiều độc tố có thể gây chết người. Chất độc này là bufotoxine gây nên hàng loạt các các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe và có thể gây ra tử vong nếu không . Các biến chứng có thể gặp do nhiễm độc từ nội tạng cóc như rối loạn cảm giác chóng mặt ảo giác, vã mồ hôi lạnh khó thở có thể dẫn đến ngừng thở tạm thời suy thận cấp vô niệu thiểu niệu trụy tim tạm thời dẫn đến ngừng tim Ngoài ra, nếu không sử dụng thực phẩm làm từ nội tạng động vật này nhưng bị nhựa, chất nhày từ da cóc dính vào mắt có thể gây bỏng niêm mạc mù lòa

Để tránh bị ngộ độc thịt cóc tốt nhất không ăn cóc và sản phẩm tự chế biến từ cóc. Nhưng nếu vẫn muốn sử dụng cóc làm thực phẩm thì tuyệt đối không ăn trứng và gan cóc. Trong quá trình chế biến, tuyệt đối không để da cóc, nội tạng cóc, nhựa cóc lẫn vào cơ cóc hay thịt cóc, không sử dụng các sản phẩm bột, ruốc thịt cóc không rõ nguồn gốc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật