Nguy hại không ngờ từ món rau mồng tơi bạn không thể ngờ tới

Ngoài để ăn, mồng tơi còn được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu lạm dụng có thể đem đến nguy hại cho sức khoẻ.

Mồng tơi là loại rau thân quen với người dân Việt. Trong những ngày nóng bức, một bát canh rau mồng tơi làm dịu đi cái oi ả, giúp cơ thể sảng khoải, ngon miệng hơn. Mồng tơi xào tỏi mồng tơi luộc… được nhiều người yêu thích.

Ngoài làm nguyên liệu nấu ăn, mồng tơi còn được dùng trong một số bài thuốc giải độc, lợi tiểu, lương huyết, hoạt tràng trong Đông y. Những người thường bị táo bón nóng trong, rối loạn Lipid máu hoặc muốn giảm cân dưỡng da có thể dùng mồng tơi để cải thiện tình trạng sức khoẻ
Tuy nhiên, bên cạnh những công dụng có lợi cho cơ thể, mồng tơi cũng đem đến những tác hại không mong muốn nếu ta lạm dụng, ăn sai cách.

Rau mồng tơi là món ăn quen thuộc trong ngày hè

Rau mồng tơi là món ăn quen thuộc trong ngày hè

Hấp thu kém

A-xít oxalic chiếm hàm lượng lớn trong rau mồng tơi Chất này liên kết với canxi và sắt làm các chất dinh dưỡng quan trọng khó được hấp thụ. Thêm vào đó, lượng chất xơ dồi dào cũng khiến việc hấp thụ một số chất khoáng như sắt, kẽm, calcium... gặp trở ngại.

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên ăn kèm các thực phẩm giàu vitamin C như cà chua cam tráng miệng…

Đầy bụng, khó tiêu

Theo kinh nghiệm dân gian, các loại rau có nhiều chất nhầy như mồng tơi, mướp hương đậu bắp rau đay… cần được nấu chín kỹ. Việc ăn sống có thể gây tình trạng đầy bụng khó tiêu…

Những người ăn uống khó tiêu thường đầy bụng, lạnh bụng hoặc gặp vấn đề khi độ ẩm môi trường tăng (đau nhức xương khớp bắp thịt, cơ thể nặng nề) nên hạn chế dùng để tránh làm cơ thể ốm yếu thêm.

Mồng tơi cần được nấu chín tới để tận dụng các chất dinh dưỡng trong rau. Không nên để sống hoặc chín kỹ, không đậy nắp sau khi nấu.

Sỏi thận

Rau mồng tơi là thực phẩm có nhiều purin, hợp chất chuyển hoá thành a-xít uric. Cơ thể chứa quá nhiều a-xít uric có thể làm phát triển sỏi trong thận Bên cạnh đó, các a-xít oxalic trong rau làm nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu tăng cao, tạo điều kiện cho sỏi thận phát triển. Do đó, người mắc bệnh sỏi thận hoặc các bệnh về sỏi nên tránh ăn mồng tơi.

Rau mồng tơi là thực phẩm có nhiều purin, gây sỏi thận

Rau mồng tơi là thực phẩm có nhiều purin, gây sỏi thận

Mảng bám răng

A-xít oxalic có nhiều trong rau mồng tơi. Chúng chứa các tinh thể nhỏ, không hoà tan trong nước. Việc này khiến răng có nhớt hoặc mảng bám, một số người thấy khó chịu. Tuy nhiên, các mảng bám vô hại dễ dàng biến mất khi bạn đánh răng

Khó chịu trong dạ dày

Rau mồng tơi có chứa nhiều chất xơ cần thiết cho quá trình thúc đẩy tiêu hoá. Nhưng dạ dày không thể hoạt động hiệu quả khi có lượng chất xơ quá lớn. Việc này dễ khiến người ăn gặp phải một số vấn đề như dạ dày khó chịu chuột rút đầy hơi… Bạn không nên ăn quá nhiều rau mồng tơi một lúc, nên chia nhỏ từng bữa, uống một ly nước để giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.

Tiêu chảy

Mồng tơi có thể giúp nhuận tràng, điều trị táo bón Tuy vậy, ăn nhiều rau mồng tơi có thể dẫn tới tiêu chảy Người có thân nhiệt thấp, đang tiểu lỏng, tiểu chảy… không nên ăn nhiều mồng tơi. Bên cạnh đó, người mắc các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng… cũng không nên lạm dụng món ăn này.

Theo các bác sĩ, 1/2 bát rau mồng tơi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A vitamin C và 20% chất sắt cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, việc sử dụng đúng cách có thể cải thiện da mặt trị mụn say nắng chữa bỏng, trĩ, lợi sữa… Vì thế, bạn nên thêm mồng tơi vào bữa ăn một cách khoa học để cơ thể khoẻ mạnh, tránh các tác hại không đáng có.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật