Tất tật những điều cần biết khi ăn dứa bạn đừng bỏ qua

Dứa rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng nếu không sử dụng một cách khoa học thì dứa lại trở thành thực phẩm gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Quả dứa chứa gần như tất cả các dinh dưỡng cần thiết mà cơ thể cần. Ăn dứa thường xuyên, đúng cách sẽ tạo nên những lợi ích bất ngờ cho cơ thể:
 
Giúp làm đẹp da và tóc

Dứa “nổi tiếng” là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin và tác dụng chống lão hóa tự nhiên cho phụ nữ vitamin C trong dứa mang đến lợi ích bất ngờ với làn da vì đặc tính chống oxy hóa, nuôi dưỡng da, ngăn ngừa da khô và giữ ẩm cho tóc đồng thời giúp bảo vệ cơ thể bạn nhờ tăng sự đề kháng từ các gốc tự do. Đặc biệt, đắp mặt nạ dứa trộn sữa tươi hay sữa chua 2 lần/tuần còn giúp làn da sáng và hồng hào hơn. Nhất là loại bỏ dần những đốm đen do tuổi tác.



Tốt cho người muốn giảm cân

Dứa được nhiều người chọn làm thực phẩm để giảm cân bởi nó đảm bảo 2 tiêu chí: lượng calo ít và cần nhiều năng lượng để tiêu thụ. Vì vậy giảm cân bằng dứa là cách giảm cân từ nguyên liệu tự nhiên hiệu quả.

Ăn dứa sẽ đem lại cho bạn cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn chất xơ có trong dứa sẽ giúp điều chỉnh quá trình giải phóng và hấp thụ carbonhydartes, thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, chống lại việc tích tụ chất béo trong cơ thể.

Hỗ trợ tiêu hóa, thải độc cơ thể

Dứa rất giàu chất xơ và nước nên hỗ trợ tiêu hóa tốt, làm tăng khả năng thanh lọc độc tố khỏi cơ thể. Trong dứa chứa gần như tất cả các sinh tố cần thiết mà cơ thể cần cùng 16 loại khoáng chất tự nhiên. Vì vậy ăn dứa có thể giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.

Tốt cho người bị tim, cao huyết áp

Đã có công trình nghiên cứu cho thấy enzyme của quả dứa có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim Những người bị cao huyết áp nên ăn dứa để tránh nguy cơ tụ máu dẫn đến tai biến mạch máu não

Ngoài ra, bromelin có trong dứa còn có tác dụng làm giảm sự di căn của ung thư kết hợp với các biện pháp hóa trị hay xạ trị khác. Chính vì thế, trong công nghiệp dược phẩm người ta thường chiết xuất bromelin từ vỏ và lõi dứa để đưa vào thành phần thuốc điều trị ung thư
 
Những điều cần tránh khi ăn dứa

Khi ăn dứa, chúng ta cần chú ý đề phòng một căn bệnh rất thường gặp trong mùa dứa chín đó là ngộ độc dứa. Nguyên nhân gây ra dị ứng ngộ độc dứa là do một loại nấm độc Candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm. Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín.

Biểu hiện của người bị ngộ độc dứa là sau khi ăn xong khoảng từ 30 phút đến 1 giờ, người bệnh thấy mệt mỏi khó chịu, ngứa dữ dội khắp người... Có trường hợp nặng hơn như khó thở suy hô hấp… thì cần phải đến cơ sở y tế để can thiệp sớm.

Vì vậy, với những người có cơ địa dễ bị dị ứng nên thận trọng trước khi ăn. Ngoài ra, khi ăn cần lưu ý những điều sau đây:

- Không nên ăn dứa xanh để ăn sống hoặc ép nước uống vì rất nguy hiểm. Ăn dứa xanh rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa

- Không ăn dứa vào lúc đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày ruột, gây nôn nao, khó chịu…

- Không ăn quá nhiều vì sẽ đánh mất cảm giác ngon miệng, kích thích niêm mạc miệng dẫn dến dễ bị rát nướu, lưỡi. Ngoài ra với những ai hay bị dị ứng da, ăn nhiều dứa làm các triệu chứng nặng thêm.



- Đối với phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu, người có tiền sử viêm da cơ địa và người có tiền sử bị dạ dày thì tốt nhất không nên ăn.

Cách ăn dứa an toàn

- Chọn mua dứa tươi, chính và lành lặn, không bị dập nát.

- Gọt bỏ hết vỏ và mắt dứa.

- Nếu ăn trực tiếp (ăn sống) thì cần cắt nhỏ miếng dứa rồi ngâm vào nước muối nhạt khoảng 10 phút để loại bỏ nấm độc đồng thời ức chế enzym phân giải protein khiến người ăn không bị rát lưỡi

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật