Bạn nên biết: Mang thai tháng thứ mấy thì bị tê chân tay?

Trong thời gian mang bầu, việc các mẹ bầu bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bị đau chân tay cũng rất dễ xảy ra. Vậy đến tháng thứ mấy của thai kỳ thì các mẹ bắt đầu bị tê chân tay?

Nguyên nhân của hiện tượng tê chân tay

+ Do tuần hoàn máu kém: Tê tay chân là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai nhất là từ tháng thứ 5-6 cho đến hết thai kỳ Khi thai lớn, thai phụ cũng tăng cân đồng thời thai to chèn ép các mạch máu Việc tuần hoàn máu khó khăn khiến chân tay dễ bị tê mỏi.

+ Do lười vận động: mặt khác do thai phụ lười vận động, hoặc tay chân bị chèn ép khi ngủ, hoặc thực hiện một số tư thế đứng, ngồi xổm quá lâu… làm máu kém lưu thông.



Một số thai phụ có dấu hiệu bị phù nề gây ra hiện tượng rãnh cổ tay bị sưng gây co kéo các dây thần kinh làm đầu ngón tay bị tê, có khi lan ra cả bàn tay
+ Thai phụ thiếu dưỡng chất: Ngoài ra còn một số nguyên nhân thuộc về bệnh lý, như thai phụ bị thiếu vitamin và khoáng chất, nhất là canximagie B1, B2 axit folic bị tổn thương dây thần kinh ngoại vi. Một số bệnh nặng hơn như đái tháo đường cao mỡ máu béo phì… cũng là nguyên nhân của chứng tê tay chân.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh tê chân tay

Thông thường, chứng tê tay chân khởi phát khá nhẹ nhàng. Đó là cảm giác tê tê ở đầu ngón tay, chân, giống như bị châm chích, kiến bò bên trong.

Trường hợp nặng hơn, có thể kèm theo cảm giác nóng, hơi đau nhức. Triệu chứng này có khi xuất hiện ở ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân, cổ chân, cổ tay, vùng thắt lưng, đùi, mông…

Với bà bầu thông thường tê tay chân là hiện tượng sinh lý bình thường không cần phải điều trị.

Tuy nhiên bà bầu chỉ cần lưu tâm và đi khám trong trường hợp bị tê kèm theo các triệu chứng lơ mơ dù trong giây lát, không nhấc nổi cánh tay, càng tê hơn khi đi bộ hay các dấu hiệu bất thường khác như hoa mắt co cơ bởi nó rất có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường rối loạn chức năng gan rối loạn chức năng chuyển hóa hay dấu hiệu bất thường của hệ miễn dịch thiếu chất…

Mách bạn một số biện pháp khắc phục:

+ Thường xuyên vận động cơ thể:

bà bầu khả năng lưu thông máu sẽ kém hơn người bình thường. Vì thế mỗi ngày, nên thường xuyên khởi động các khớp tay chân và tập các bài tập dành cho bà bầu Tránh vị thế đứng và giẫm chân tại chỗ mà phải đi bộ.

Chính hoạt động của chỗ lõm gan bàn chân và sự co rút của bắp chân sẽ thúc đẩy máu tuần hoàn ngược.

+ Chú ý tư thế ngủ thoải mái:

Khi ngủ, các mẹ bầu không dùng cánh tay mình để gối đầu hay cho trẻ gối đầu. Trong lúc ngủ, nếu thấy bị tê thì nhanh chóng thay đổi tư thế ngủ để máu lưu thông tốt hơn.

Tư thế ngồi, làm việc đúng cách: Khi làm việc với máy tính, nên tranh thủ đi lại, vận động các khớp. Lúc ngồi xem ti vi, hãy gác hai chân lên, cánh tay nên đặt trên thành ghế để tránh tê mỏi. Khi được thư giãn, mẹ bầu nên nằm dài ra, hai chân đưa lên cao trong ngày.

+ Nên đi khám bác sĩ:

Nếu tình trạng tê tay chân có liên quan đến sự thiếu hụt canxi trong cơ thể, mẹ bầu nên hỏi ý kiến chuyên gia tư vấn và khám bác sĩ để được chỉ định uống bổ sung canxi tuyệt đối không được tự ý uống thuốc

+ Nên xoa bóp nhẹ nhàng:

Ở bà bầu, khả năng lưu thông máu sẽ kém hơn người bình thường. Vì thế mỗi ngày, nên thường xuyên khởi động các khớp tay chân và tập các bài tập dành cho bà bầu, đơn giản mẹ bầu chỉ cần được massage nhẹ nhàng từ bả vai xuống đầu ngón tay, cẳng chân đến bàn chân sẽ giảm rõ rệt đau nhức mỏi.



+ Chườm đá lạnh:

Chườm lạnh cũng giúp giảm sưng và đau Không nên chườm nóng vì có thể làm tình trạng sưng nề tăng thêm.

+ Chế độ ăn uống:

Bà bầu cần bổ sung những loại thực phẩm giàu canxi như sữa tôm, cua, cá… Nhiều trường hợp thai phụ được chỉ định bổ sung canxi sẽ giảm hẳn triệu chứng tê chân tay.

Uống nhiều nước và dùng nhiều chất xơ (để tránh táo bón), trái cây họ cam và các loại ngũ cốc chúng có nhiều vitamin C, E và P có tính năng bảo vệ các tĩnh mạch

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật