Bệnh tim mạch ở bà bầu và những việc nên làm để đảm bảo sức khỏe thai nhi

Bệnh tim mạch chính là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho thai phụ, nhưng với sự tiến bộ của y khoa cho phép nhiều phụ nữ bệnh tim nhẹ được mang thai.

Phụ nữ có thai dễ bị bệnh tim

Theo kết quả khảo sát có khoảng 1-2% phụ nữ mang thai có bệnh tim nhưng tỷ lệ này đang ngày càng tăng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Trong đó dễ thấy nhất là bà bầu nào cũng phải chịu stress, áp lực lo lắng thai kỳ như: khi mới phát hiện có thai thì lo lắng liệu có bị thai ngoài tử cung, rồi lo lắng chờ đợi có tim thai, phập phồng chờ tới 12 tuần siêu âm khoảng sáng sau gáy, xét nghiệm trước sinh, rồi 22 tuần, 32 tuần…. Rồi thì tăng cân hay giảm cân cũng lo, lo khi sáng sớm vào nhà vệ sinh bỗng thấy có chút máu hồng…

Phụ nữ có thai thường phải trải qua rất nhiều lo lắng căng thẳngstress điều này dường như là quá tải đối với trái tim của người bệnh tim Những người bệnh tim nhẹ sau khi trải qua quá trình mang thai thường tăng năng thêm bệnh tình có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Vì vậy trong quá trình mang thai bạn cần được các bác sĩ theo dõi thường xuyên và cẩn thận

Một nguyên nhân nữa phải kể đến bệnh tim mạch dễ tăng nặng vì những nhu cầu của cơ thể thai phụ, như tăng cân cơ thể dễ phù nề tích tụ nước và muối…những tình trạng này rất dễ đưa đến tình trạng suy tim gây ra nguy hiểm cho thai phụ. Đây cũng chính là lý do vì sao các bác sĩ sản khoa khuyên thai phụ mang thai ở độ tuổi 25-30 tuổi, độ tuổi sung mãn nhất cho quả tim.

Hợp tác với bác sĩ để bảo vệ mình và thai nhi

Bạn sẽ rất lo lắng nếu như đến giữa thai kỳ mà bác sĩ thông báo cho biết bạn có vấn đề về tim mạch, bạn không cần phải lo lắng vì điều này có thể sảy ra với bất kỳ ai kể cả những người luôn cảm thấy khỏe mạnh. Thay vì hoảng hốt bạn hãy hợp tác với bác sỹ để có thể bảo vệ chính mình và thai nhi

Việc bạn có thể làm lúc này là nghỉ ngơi, nghỉ càng nhiều càng tốt, giảm stress thư giãn nghe nhạc….lạc quan nói chuyện với người thân…

Nếu tình trạng rối loạn tim mạch khá nặng, bạn cần thiết phải nhập viện để được theo dõi chặt chẽ. Trong một số trường hợp, bạn sẽ phải điều trị bằng thuốc Bác sĩ sẽ cố gắng chọn lựa cho bạn những loại thuốc có độ an toàn cao nhất với thai nhi và sẽ dùng ở liều lượng thấp nhất nhằm giảm tối đa ảnh hưởng có hại cho bé yêu đang còn trong bụng. Bạn hãy tuân thủ tuyệt đối các chỉ định dùng thuốc này.

Ngoài ra, nếu mắc bệnh tim mạch bạn cần chuẩn bị tinh thần vì đa số trường hợp sẽ phải sinh mổ hỗ trợ thai ra nhằm tránh cho bạn gắng sức quá nhiều gây tăng nặng bệnh tim. Trong một số trường hợp quá cấp thiết, bác sĩ buộc phải chỉ định mổ bắt con hoặc đình chỉ thai kỳ.

Ngay cả sau khi bé chào đời, bạn cũng cần phải ở lại bệnh viện lâu hơn những sản phụ khác, để theo dõi và có chế độ chăm sóc đặc biệt nhằm tránh các biến chứng suy tuần hoàn gây tử vong cho mẹ sau khi sinh. 

Một số trường hợp sản phụ có vấn đề nặng về tim mạch, bác sĩ sẽ đề nghị bạn cho trẻ bú sữa ngoài thay sữa mẹ Vì việc cho con bú có thể khiến tình trạng bệnh của người mẹ nặng thêm.

Những việc bạn nên làm nếu mắc bệnh tim

Trước khi có thai

Khám sức khỏe tổng quát và các bệnh lý tim mạch thật kỹ để xác định khả năng chịu đựng của cơ thể. Thực hiện điện tâm đồ, siêu âm tim…

Báo với bác sĩ thời điểm dự tính có thai để ngưng các thuốc tim mạch có khả năng gây ảnh hưởng đến thai nhi. Có chế độ chỉnh liều, đổi thuốc.

Chuẩn bị điều kiện kinh tế để có thể nghỉ làm sớm khi biết mình mang thai, vì bạn khó lòng có thể đi làm đến tận tháng cuối như nhiều bà bầu bình thường khác.

Trong chín tháng thai kỳ

Theo dõi kỹ từng dấu hiệu bất thường của cơ thể để báo với bác sĩ.

Khám thai định kỳ, khoảng nửa tháng một lần. Từ tuần thứ 28 trở đi, thai phụ mắc bệnh tim mạch cần khám thai hàng tuần.

Tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn của bác sĩ về sử dụng thuốc.

Tránh để tăng cân quá nhiều.

Tránh xúc động.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật