Cúm - Nỗi ám ảnh của 3 tháng đầu thai kỳ đe dọa thai nhi

Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) cảnh báo bệnh cúm có dấu hiệu lan rộng và trở nên nghiêm trọng ở một số khu vực trên thế giới, trong đó Việt Nam không phải ngoại lệ. Ngoài trẻ em, người già, người mặc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai là đối tượng dễ gặp phải các biến chứng của cúm.

Bệnh cúm thường xuất hiện bất ngờ, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm sốt nhức đầu mệt mỏi đau cơ hođau họng. Cúm có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi hoặc một số biến chứng khác đe dọa tính mạng.

Cúm là bệnh lý gây nguy hiểm đối với người lớn từ 65 tuổi trở lên; trẻ em dưới 5 tuổi và những người có các bệnh lý kèm theo như hen tim mạch, nhưng biến chứng nguy hiểm hơn cả là với phụ nữ mang thai Nguyên nhân khiến tăng nguy cơ biến chứng cúm ở phụ nữ đang mang thai là do những thay đổi trong hệ thống miễn dịch xảy ra trong thai kỳ

Tại Việt Nam, cúm ở phụ nữ mang thai cũng là một trong những bệnh lý được giới sản - phụ khoa đặc biệt quan tâm. Bệnh dễ xảy ra vào những thời điểm chuyển mùa hoặc những lúc nhiệt độ bắt đầu thay đổi.

Nên gặp bác sĩ để được tư vấn những khi cảm thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường

Nên gặp bác sĩ để được tư vấn những khi cảm thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường

BS.CKII. Nguyễn Thúy Nga, BV. Hùng Vương, cảnh báo, các triệu chứng đột ngột sốt cao đau đầu ho sổ mũi mệt mỏi đau nhức cơ một số người nôn buồn nôn tiêu chảy đi kèm. Với những bệnh nhân này cần được tìm hiểu kỹ xem có đi từ vùng dịch cúm lưu hành hoặc tiếp xúc với những người đi từ vùng dịch lưu hành hoặc tiếp xúc với người vừa bị cúm hay không.

Cúm lây qua đường hộ hấp như hắt hơi sổ mũi, giọt bắn như nước bọt, sờ vào những vật dụng có dính virút cúm rồi đưa tay vào mắt, mũi, miệng. Theo WHO nhiễm cúm trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, do giai đoạn này đang phát triển phôi nên dễ có khả năng mắc dị tật bẩm sinh cho thai. Chính vì thế ở giai đoạn này mà thai phụ bị nhiễm cúm thì nên thăm khám.

Theo TS.BS. Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV. Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM, phụ nữ có thai là một trong các đối tượng có nguy cơ biến chứng nặng khi nhiễm cúm mùa (H1N1, H3N2 hoặc B). Hiện tại, vắcxin chủng ngừa cúm đã giúp phòng được cả 3 loại virút cúm nói trên, chính vì thế, tiêm phòng là biện pháp bảo vệ an toàn nhất cho thai phụ và thai nhi

Loại vắcxin cúm (hiện đang lưu hành trên thị trường) là vắcxin virút cúm đã bị bất hoạt nên an toàn cho người được tiêm. Theo CDC Hoa Kỳ, tính an toàn của vắcxin cúm đã được ghi nhận qua nhiều năm nay với hàng triệu thai phụ được chủng ngừa. Thai phụ có thể chích ngừa cúm trong bất cứ thời điểm nào của thai kỳ.

“Vì là đối tượng nguy cơ biến chứng nặng khi nhiễm cúm, thai phụ nên hạn chế đến những nơi đông người (có nhiều người mang mầm bệnh), hạn chế tiếp xúc với người có bệnh ho sốt, chú ý vệ sinh cá nhân. Nếu xuất hiện triệu chứng ho, sốt khó thở nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và hướng dẫn điều trị”, BS. Châu nói.

Ngoài tiêm phòng cúm, BS.CKII.Hoàng Thị Thanh Thảo, khoa Khám BV. Hùng Vương còn cho rằng, uống vitamin C, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, uống nhiều nước uống nước gừng để tăng đề kháng cũng là những cách hữu ích trong phòng bệnh. Nếu có dấu hiệu cúm thì phải lập tức đến gặp bác sĩ để khám xác định nguyên nhân, cần thiết phải chọc ối để khảo sát chính xác bệnh lý mắc phải.

Cũng theo BS. Thảo, ngoài tiêm phòng cúm, thai phụ cần phải  tiêm phòng Rubella, bởi một số trường hợp không tiêm phòng Rubella trước khi mang thai khiến thai nhi bị nhiễm Rubell bẩm sinh phải chấm dứt thai kỳ

Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận khoảng từ 1 triệu đến 1,8 triệu ca cúm, nguyên nhân chủ yếu do các chủng virút cúm A/H3N2, cúm A/H1N1 và cúm B gây nên. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt đau đầu đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi đau họng và ho. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày. Đối với trẻ em, người lớn tuổi phụ nữ mang thai người có bệnh mãn tính về tim phổi thận bệnh chuyển hóa thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và nguy cơ tử vong

Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến:

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

- Giữ ấm cơ thể ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

- Tiêm vắcxin cúm mùa phòng bệnh.

- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

- Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi đau đầu mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật