Cách giúp đường ruột luôn khỏe không phải ai cũng biết

Ruột là bộ phận quan trọng làm nhiệm vụ tiêu hóa, hấp thụ các chất và góp phần loại bỏ chất thải trong cơ thể. Để giúp đường ruột luôn khỏe, bạn hãy thử áp dụng một số bí quyết dưới đây.

1. Hạn chế dùng kháng sinh

Thuốc kháng sinh được xem là sát thủ đối với ruột. Loại thuốc này luôn làm cho ruột bị tổn thương nhanh và nghiêm trọng. Do vậy, ngoài những trường hợp bắt buộc phải dùng kháng sinh, bạn cần hỏi bác sĩ về những lựa chọn khác để thay thế khi không cần thiết. Một số loại kháng sinh phổ rộng sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy do chúng tiêu diệt hầu hết các lợi khuẩn cư trú trong ruột. Bạn có thể yêu cầu bác sĩ điều trị kê đơn những loại kháng sinh phổ hẹp như Penicillin nhằm hạn chế những tác dụng phụ của thuốc  

2. Ăn thực phẩm lên men hoặc chứa probiotic

Bổ sung probiotic (lợi khuẩn - những vi khuẩn hoặc nấm men có ích, hỗ trợ khôi phục lại sự cân bằng trong đường ruột) là một trong những biện pháp lý tưởng nhất để bổ sung thêm các vi sinh vật có ích cho ruột, cải thiện tiêu hóa tăng sự hấp thu vitamin cũng như khả năng miễn dịch Tuy nhiên, chỉ ăn sữa chua không thôi thì chưa đủ. Có rất nhiều loại thực phẩm lên men, giàu probiotic khác như kim chi rượuphô mai sữa đậu nành dưa bắp cải… Việc tăng cường những thực phẩm giàu probiotic sau khi đã sử dụng thuốc kháng sinh cũng là điều rất cần thiết để hỗ trợ cho hoạt động của ruột. 

3. Khẩu phần ăn cân bằng

Một kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical and Experimental Allergy ở Anh khẳng định, việc tiêu thụ những thực phẩm hữu cơ trong suốt quá trình mang thai của người mẹ sẽ giúp hệ thống ruột ở thai nhi phát triển tốt hơn. Ở những người trưởng thành, việc tăng cường các loại thực phẩm hữu cơ vào khẩu phần hàng ngày sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng nếu không có điều kiện để chọn mua được những thực phẩm này. Một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều rau xanh và trái cây, những thực phẩm giàu chất xơ chính là điều tốt nhất để bạn giữ gìn sức khỏe cho ruột.

Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là tập trung xây dựng chế độ ăn uống cân bằng trong thời gian dài để tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng đối với ruột thay vì chỉ chú ý đến những thay đổi nhỏ trong ngắn hạn. 

4. Chất xơ

Hãy thay đổi chế độ ăn uống nếu bạn nghi ngờ chúng không cung cấp đủ chất xơ Cơ thể cần chất xơ để hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Chất xơ còn góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư Ăn nhiều rau xanh là một trong những cách tốt nhất để nạp thêm chất xơ, đặc biệt là rau cần tây cà rốt và những loại rau có màu xanh. 

5. Thay đổi thói quen ăn uống

Người đứng đầu nhóm nghiên cứu này cho rằng, nếu thay đổi chế độ ăn uống chúng ta có thể “huấn luyện” cho các vi khuẩn trong ruột cách tiêu hóa những dạng thực phẩm mới mà con người đã tìm thấy hoặc sáng tạo ra. Tuy nhiên, quá trình này có thể mất tới vài năm, thậm chí là vài thế hệ.

6. Tiếp xúc sớm với vật nuôi

Theo một kết quả nghiên cứu trên tạp chí Allergy, Asthma và Clinical Immunology (tạp chí chính thức của Hiệp hội dị ứng và Miễn dịch lâm sàng Canada), việc tiếp xúc sớm với vật nuôi hay các anh chị em ruột trong gia đình ngay từ khi còn trong bào thai sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực cho sự hình thành và phát triển của ruột. Sự thiếu đa dạng của hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến các căn bệnh về dị ứng Chính vì vậy, quần thể vi sinh vật dồi dào có được do việc tiếp xúc và chung sống cùng anh chị em trong gia đình hay các con vật nuôi sẽ góp phần ngăn ngừa một số bệnh dị ứng sau khi trẻ ra đời. 

7. Ngủ ngon

Ruột có khả năng tự làm sạch trong quá trình chúng ta ngủ. Do đó, cho phép cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ chính là bí quyết vàng để giữ cho ruột luôn khỏe mạnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật