Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà các mẹ đã biết cách?
Cà rốt - vị thuốc chữa tiêu chảy ở trẻ em
Cảnh báo tình trạng tiêu chảy do kháng sinh ở trẻ và cách xử lý
Khi trẻ bị tiêu chảy cần thiết phải đưa đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị. Phần lớn trẻ bị tiêu chảy nhẹ có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi đó những người trong gia đình nhất là cha mẹ nếu biết chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đúng cách kết hợp với dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp trẻ mau khỏi bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khỏe
Để chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách, cần thực hiện như sau:
Bù nước: Trẻ bị tiêu chảy sẽ bị mất nước Cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến rối loạn điện giải gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó cần cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày để phòng ngừa mất nước do tiêu chảy Nếu trẻ đang được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ thì chỉ cần cho trẻ bú nhiều lần hơn và uống nước chín là đủ. Đối với trẻ lớn hơn thì cần cho trẻ uống thêm các loại nước sau: nước canh, nước cháo sữa đậu nành sữa chua nước trái cây như cam vắt (không thêm hoặc thêm rất ít đường) nước dừa tươi, nước chín. Cần tránh các loại nước giải khát có ga nước ép trái cây quá ngọt gây khó tiêu đầy bụng Cho trẻ uống dung dịch ORESOL để bù lại số lượng nước và các chất điện giải (muối) bị mất qua phân pha và dùng theo đúng hướng dẫn ghi trên gói thuốc
Về thực phẩm: Trẻ bị tiêu chảy thường biếng ăn do cơ thể mệt mỏi do đó cha mẹ cần chú ý chế biến các món ăn dưới dạng lỏng, mềm như súp, cháo như cháo thịt gà thịt lợn nạc nấu với cà rốt … và phải kiên nhẫn cho trẻ ăn chậm, ăn nhiều bữa nhỏ nếu trẻ buồn nôn nôn, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ 1 lần.
Thực phẩm dùng cho trẻ vẫn cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm thông thường như: bột, béo, đạm rau Thức ăn phải được nấu chín, sử dụng nước sạch, thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản đúng quy cách, rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn và trước khi cho trẻ ăn để đảm bảo vệ sinh.
Cần chú ý: Không cho trẻ uống thuốc “cầm” tiêu chảy hoặc ăn lá ổi hồng xiêm xanh,… các chất thải dễ ứ đọng lại đường tiêu hóa dẫn đến bệnh kéo dài và nặng thêm. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Theo dõi trẻ nếu thấy có dấu hiệu: sốt tiêu chảy quá 2 ngày không giảm, phân có lẫn máu, nôn, có dấu hiệu mất nước như: da nhăn, mắt lõm, lừ đừ,... cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:02 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:02 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:07 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:04 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:06 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:04 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:00 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:08 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:07 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:03 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023