Chứng khó tiêu và cách xử trí, bạn không nên bỏ qua bài viết này

Chứng khó tiêu thường là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn, như là trào hơi dạ dày-thực quản (GERD), viêm loét, hoặc các bệnh rối loạn, hơn là chỉ bị mắc riêng chứng khó tiêu. Chứng khó tiêu (Ingestion hay còn gọi là Dyspepsia) được xác định như là những cơn đau dai dẳng, hay tái diễn đều đặn hoặc sự khó chịu ở phần trên của bụng.

Triệu chứng của bệnh khó tiêu là gì?

Triệu chứng của bệnh khó tiêu bao gồm:

- Nóng trong dạ dày hay phần trên của bụng.



- Các cơn đau ở vùng bụng.

- Sưng phù (cảm giác đầy bụng).

- Ợ và xì hơi.

- Buồn nôn và nôn mửa.

- Cảm thấy vị có chua.

- Sôi âm ỉ trong dạ dày

Những triệu chứng này có thể gia tăng trong lúc căng thẳng

Những người này thường bị ợ nóng (cảm giác nóng sâu trong ngực) cùng với chứng khó tiêu. Nhưng chính chứng ợ nóng là một triệu chứng khác biệt có thể biểu thị một vấn đề khác.

Những người nào có nguy cơ bị chứng khó tiêu?

Bệnh này cực kỳ phổ biến. Một nguy cơ mắc bệnh của cá nhân có thể gia tăng nếu lượng rượu cồn tiêu thụ quá mức, sử dụng các loại thuốc có thể gây kích thích dạ dày (như là aspirin), các điều kiện khác có thể gây ra bệnh: có sự bất thường trong đường tiêu hóa như bị viêm loét hay các vấn đề cảm xúc như lo lắng hay suy nhược tinh thần

Nguyên nhân gây khó tiêu?

Có rất nhiều nguyên nhân, bao gồm:

Mắc phải các bệnh hay triệu chứng:

- Bệnh viêm loét.

- Chứng trào hơi dạ dày-thực quản.

- Ung thư dạ dày (hiếm gặp).

- Chứng liệt nhẹ dạ dày (một tình trạng lúc dạ dày không trống rỗng một cách thích hợp, bệnh này thường xảy ra trong bệnh đái tháo đường).

- Nhiễm trùng dạ dày.

- Hội chứng dễ bị kích thích bao tử.

- Viêm tụy mãn tính.

- Bệnh tuyến giáp

- Thai nghén.

Do uống các loại thuốc:

- aspirin và nhiều loại thuốc giảm đau khác.

- Estrogen và thuốc ngừa thai đường uống.

- thuốc có chất steroid

- Một số thuốc kháng sinh

- thuốc trị bệnh tuyến giáp

Lối sống:

- Ăn uống quá độ, ăn quá nhanh, ăn thực phẩm có nhiều mỡ, hoặc ăn trong thời gian bị căng thẳng tinh thần.

- Uống quá nhiều thức uống có cồn.

- Hút thuốc

- căng thẳngmệt mỏi

- Nuốt quá nhiều không khí trong khi ăn có thể gia tăng triệu chứng ợ và xì hơi, thường có liên quan đến chứng khó tiêu...

Đôi lúc, người ta bị chứng khó tiêu dai dẳng mà không liên quan gì đến các nhân tố này. Loại bệnh khó tiêu này được gọi là bệnh khó tiêu chức năng hay không loét.

Chẩn đoán chứng khó tiêu như thế nào?

Nếu bạn đang trải qua những triệu chứng của bệnh khó tiêu hãy gặp bác sĩ để tránh những tình trạng nghiêm trọng hơn. Vì bệnh khó tiêu là một khái niệm rộng, nên rất có ích nếu bạn cung cấp cho bác sĩ sự mô tả chính xác về sự khó chịu mà bạn đang trải qua. Trong việc miêu tả triệu chứng khó tiêu, cố gắng xác định vị trí của vùng bụng mà bạn thường khó chịu. Nếu bạn chỉ đơn giản nói về những cơn đau trong dạ dày thì không đủ cho bác sĩ chẩn đoán và điều trị.Trước hết, bác sĩ phải loại trừ những trường hơp tiềm ẩn. Bác sĩ có thể sẽ làm vài xét nghiệm máu và chụp X-quang dạ dày và ruột non Bác sĩ cũng có thể nội soi dạ dày

Điều trị bệnh khó tiêu

Thông thường, triệu chứng khó tiêu biến mất trong vài giờ mà không cần dùng thuốc Tuy nhiên, nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Sau đây là một số mẹo có ích để làm nhẹ bớt chứng khó tiêu:

- Không được nhai khi há miệng hoặc vừa nói vừa nhai, ăn quá nhanh. Điều này làm cho bạn nuốt nhiều không khí có thể làm cho chứng khó tiêu trở nên nặng thêm.

- Uống nhiều nước sau bữa ăn hơn là trong lúc ăn.

- Tránh ăn khuya.

- Cố gắng thư giãn sau bữa ăn.

- Tránh thức ăn cay.

- Ngưng hút thuốc

- Tránh những thức uống có cồn.

Nếu bệnh khó tiêu không thuyên giảm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn để làm giảm triệu chứng.

Làm sao có thể ngăn ngừa chứng khó tiêu?

Cách tốt nhất để ngăn chặn chứng khó tiêu là tránh những thực phẩm và trạng thái dường như có thể gây ra chứng khó tiêu. Ghi chép lại những thức ăn hàng ngày để có thể xác định thực phẩm gây ra chứng khó tiêu. Sau đây là một số gợi ý khác:

- Ăn ít trong mỗi bữa ăn để dạ dày không phải làm việc quá nhiều hoặc quá lâu.

- Ăn chậm rãi.

- Tránh những thực phẩm có hàm lượng acid cao, như các cây họ camcà chua

- Bớt hoặc tránh các thức uống có chứa caffeine

- Nếu căng thẳng làm bắt đầu bệnh khó tiêu, hãy xem lại lối sống mà có thể làm giảm bớt căng thẳng, như là sự thư giãn hoặc kỹ thuật liên hệ phản hồi sinh học.

- Những người hút thuốc nên cân nhắc việc bỏ thuốc, hay ít ra là không được hút thuốc trước và sau khi ăn, vì hút thuốc có thể gây kích thích dạ dày.

- Tránh mặc những bộ quần áo bó sát vì chúng có khuynh hướng ép chặt dạ dày của bạn và có thể làm cho thức ăn trong đó đi vào thực quản

- Đừng tập thể dục khi no. Tốt hơn, nên tập trước bữa ăn hay ít nhất là một giờ sau khi ăn.

- Đừng nên đi nằm ngay sau khi ăn.

- Chờ ít nhất 3 tiếng sau bữa ăn cuối trong ngày trước khi đi ngủ.

- Nâng cao đầu giường để đầu và ngực của bạn cao hơn chân. Bạn có thể làm điều này bằng cách chêm dưới chân đầu giường cao lên khoảng 15cm. Đừng dùng nhiều gối cao, nó làm đầu bạn tạo một góc hẹp với cơ thể và có thể gia tăng sức ép lên dạ dày cũng như làm cho chứng ợ nóng trở nên trầm trọng hơn.

Khi nào nên gọi cho bác sĩ về chứng khó tiêu?

Vì chứng khó tiêu có thể là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hơn, hãy gọị bác sĩ nếu bạn thấy có những triệu chứng sau:

- nôn mửa hoặc nôn ra máu (chất nôn ra nhìn giống như bã cà phê).

- Sụt cân.

- Mất sự thèm ăn

- Phân đen hoặc có máu.



- Đau thắt phía trên vùng bụng bên phải.

- Đau phía trên hay phía dưới vùng bụng bên phải.

- Sự khó chịu không liên quan đến việc ăn uống

Các triệu chứng khó tiêu cũng tương tự như các triệu chứng gây ra bởi các cơn đau tim Nếu chứng khó tiêu bất thường, đi kèm với hơi thở ngắn ra mồ hôi cơn đau lan ra tới hàm, cổ và cánh tay, hãy nhanh chóng tìm phương pháp điều trị

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật