Có dấu hiệu bất thường ở cột sống, coi chừng loãng xương
8 trò cả nhà nên cùng chơi để giúp bé tăng chiều cao
Tìm hiểu tư thế ngủ tốt và không tốt tránh vấn đề về cột sống
Loãng xương là tình trạng giảm khối lượng xương và tổn thương cấu trúc của mô xương khiến xương giảm độ cứng chắc và gây nguy cơ gãy. Vị trí xương hay gãy là cột sống cổ xương đùi và đầu dưới xương quay.
Bệnh loãng xương sẽ dễ xảy ra hơn ở người trên 50 tuổi, người có tiền sử gia đình bị loãng xương; người có thể trạng gầy, thấp, nhẹ cân, ít vận động, hút thuốc nhiều, uống rượu nhiều, ít ra nắng. Bệnh loãng xương cũng xảy ra ở người có chế độ ăn không đủ chất, thiếu canxi thiếu vitamin D, C, thiếu khoáng chất.
Loãng xương còn có thể xuất hiện như hậu quả của các bệnh tuyến giáp trạng tuyến thượng thận dị ứng nặng.
Biểu hiện của bệnh loãng xương:
Đau xương
Người bị bệnh loãng xương thường đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể như cột sống, thắt lưng xương chậu xương hông, đầu gối đau nhiều lần nếu là sau chấn thương, đau âm ỉ nếu là tự phát. Cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.
Đau cột sống
Đau thắt ngang cột sống hay đau lan sang một hoặc hai bên mạn sườn do kích thích các rễ thần kinh liên sườn, đau dọc theo các dây thần kinh liên sườn,… có thể là những biểu hiện của bệnh loãng xương.
Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế, có tiếng kêu rắc kèm theo đau khi vận động. Lúc nằm người bệnh thường cảm thấy dễ chịu hơn.
Cột sống biến dạng
Biến dạng cột sống thường thấy lưng còng, sụp cột sống, vẹo cột sống. Biến dạng cột sống thường thấy lưng còng, sụp cột sống, vẹo cột sống. Chiều cao giảm dần theo tuổi, khoảng trên 12cm. Ở người cao tuổi chỉ những sơ ý bị ngã nhẹ cũng dễ bị gãy xương tay chân do loãng xương.
Các cơ cạnh cột sống co cứng
Bệnh nhân khó thực hiện các động tác như cúi, ngửa, nghiêng người, quay người, cột sống như cứng đờ.
Do không thể cử động và xoay trở do đau, nhiều người bệnh bị viêm phổi nhiễm trùng đường tiểu, thậm chí còn bị loét, từ đó dẫn đến tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn.
Phòng và chữa trị loãng xương
Để phòng bệnh loãng xương, chúng ta nên đảm bảo cung cấp canxi và vitamin D mỗi ngày. Nên tập thể dục thường xuyên, phơi nắng sáng để tăng chuyển hoá tiền chất vitamin D thành canxi xương, tránh hút thuốc lá nhiều rượu; tránh nguy cơ té ngã.
Bổ sung các thực phẩm giàu canxi như hải sản rau bó xôi, mè, sữa… Chúng ta cũng có thể uống bổ sung canxi cho xương chắc khỏe.
Cần tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn như đi bộ, tập hít thở, tập vận động các khớp xương Những người đã bị loãng xương không nên làm các động tác mạnh, gấp gáp và tránh ngã, vấp.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:09 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:05 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:03 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:08 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:05 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:00 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:00 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:08 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:08 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:02 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023