Lo âu, sợ hãi - Dùng thuốc gì để cơ thể tràn đầy sinh lực?

Bình thường lo sợ chỉ xảy ra trong thời gian ngắn rồi tự mất đi. Đây cũng là một phản ứng tốt của cơ thể. Song có người lo âu, sợ hãi kéo dài (độc lập hay phối hợp với bệnh khác) và trở thành bệnh lý...

Lo âu (anxiety) là trạng thái trong đó người bệnh mới chỉ nghĩ đến mà chưa hình dung được, chưa thấy được mối nguy hiểm... song lại cho mình không kiểm soát được mối nguy hiểm ấy. Sợ hãi (panic) là trạng thái trong đó người bệnh đã hình dung rõ hay đã thấy mối nguy hiểm, song lại cho là sẽ gây hại cho mình mà khó tránh khỏi.

Lo âu kéo dài hơn sợ hãi, có khi chỉ có một, có khi có hai trạng thái kết hợp trong đó có một trạng thái chiếm ưu thế. Thường có nhiều dạng, thể (lo âu liên quan đến kích thích lo âu liên quan đến trầm cảm sợ hãi ám ảnh, sợ hãi đám đông...). Bên cạnh rối loạn về tâm thần còn có các rối loạn về thể chất (run cơ co giật khó thở đau vùng ngực...) dùng thuốc để kiểm soát lo âu sợ hãi là cần thiết đặc biệt ở thể nặng hoặc không đáp ứng với các liệu pháp khác như tâm lý, thư giãn thiền

Yêu cầu lý tưởng đặt ra với thuốc điều trị bệnh này là khi dùng không ảnh hưởng đến trí tuệ không gây buồn ngủ khi dùng ban ngày.

Nhóm benzodiazepin (BZD)

Alprazolam: làm cho cơ thể ít nhạy cảm với sự kích thích dài hạn nên giảm lo âu, giãn cơ, chống co giật. Dùng trong thể vừa và nặng, thể liên quan đến trầm cảm Hiệu lực khởi phát sớm do đạt nồng độ đỉnh chỉ sau 1-2 giờ dùng.

Bromazepam: làm tăng hoạt động ức chế của týp 2-3-5 GABA(a) song không ảnh hưởng đến các dẫn truyền thần kinh khác. Chất chuyển hóa không có hoạt tính. Chỉ dùng giải lo âu sợ hãi, khi dùng liều cao mới có tính an thần, giãn cơ.

Clorazepate: có tính năng giải lo âu, an thần, giãn cơ, chống co giật dùng giải lo âu sợ hãi. Thực tế dùng chính trong rối loạn tâm thần chống co thắt cơ, hội chứng cai nghiện (kể cả cai rượu).

Chlordiazepoxid: làm giảm lo âu, an thần, gây ngủ; chặn kênh canxi ức chế sự hấp thụ canxi vào cơ, nên thư giãn cơ, chống co giật. Dùng giải lo âu sợ hãi khi thần kinh bị kích thích quá mức, xúc cảm mạnh; trong rối loạn thần kinh thực vật, kèm rối loạn dạ dày ruột.

Diazepam, lorazepam: tác động ưu tiên trên GABA(a) typ-1 (chịu trách nhiệm về ngủ), dùng trị chứng mất ngủ song cũng có tác dụng cả trên týp 2-3-5 GABA(a) nên có thể dùng giải lo âu sợ hãi với liều thấp nhưng không tốt bằng các thuốc chỉ tác dụng ưu tiên trên týp 2-3-5 GABA(a) nói trên.

Tuy nhiên, các thuốc nhóm này có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

 Gây lệ thuộc thuốc: khi ngừng dùng BZD thì bị phản ứng ngược là lo âu sợ hãi, không ngủ được, nói sảng, run rẩy, mất trí, ảo giác, rối loạn tâm lý ác mộng

Nếu dùng liều cao kéo dài mà ngừng đột ngột sẽ bị "phản ứng nghịch thường" nặng hơn như kích thích, khó chịu, co giật, kích động, giận dữ, mất nhân cách, bạo lực.

Gây lạm dụng: BZD gây ra hội chứng say, quá thoải mái (phởn phơ), thơ mộng, ảo giác, tăng động (hăng hái), mất buồn ngủ tăng giao tiếp (nói nhiều) giống như ecstasy nên bị lạm dụng như một chất ma túy

Gây các tác dụng phụ khác: với người bình thường BZD chỉ gây ảnh hưởng nhẹ trên hô hấp tim mạch nhưng với người vốn suy giảm hô hấp (bệnh hen bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) BZD sẽ gây khó thở thở quá chậm suy hô hấp nặng thêm, nếu liều quá cao sẽ bị suy hô hấp ở hành tủy, ngừng thở, tử vong; với người vốn bị giảm thể tích máu, suy tim sung huyết, có tổn thương ở tim mạch thì ngay khi dùng liều điều trị, BZD vẫn có thể gây hạ huyết áp trụy tim mạch

BZD gây khuyết tật thai (sứt môi, hở hàm ếch), gây cho trẻ mới sinh hội chứng "lệ thuộc thuốc suy hô hấp; thuốc tiết qua sữa có thể gây ngộ độc cho trẻ bú khi mẹ dùng thuốc. Thuốc chuyển hóa, thải trừ chậm ở người già người suy gan thận riêng người già còn dễ nhạy cảm với thuốc dễ bị hạ huyết áp trụy mạch, mất thăng bằng suy giảm trí nhớ nhận thức, thậm chí lú lẫn mất tỉnh táo dễ bị té ngã, gãy xương; cần giảm liều dùng.

Nhóm không phải benzodiazepin (NBZD)

Có cơ chế khác nhau, có thứ chưa biết rõ, gồm một số thuốc:

Meprobamat: tác dụng lên thụ thể GABA(a), làm gián đoạn thông tin liên lạc trong tế bào thần kinh hình thành nên lưới và dây cột sống giảm đau thay đổi nhận thức về đau Thuốc dùng giải lo âu khi thần kinh bị kích thích quá mức, lo âu khó ngủ hoặc mất ngủ có khi còn dùng trong loạn thần nhẹ.

Busproin: cũng là thuốc dùng trong giải lo âu, chống trầm cảm. Hiệu lực khởi phát chậm, có thể mất vài tuần mới có hiệu quả trong khi BZD chỉ mất vài giờ. Bước đầu nên điều trị kết hợp với BZD để có hiệu lực sớm, sau đó sẽ bớt dần BZD, tăng dần busproin.

Trimetozin: có tính hướng thần nhẹ, không gây thư giãn cơ, không làm biến đổi các phản xạ, do đó không ảnh hưởng đến hoạt động tâm thần, trí óc, các giác quan Được dùng giải lo âu khi cảm xúc quá mức, thần kinh căng thẳng rối loạn cư xử, kém thích nghi với môi trường; còn dùng trong rối loạn chức năng, loạn trương lực thần kinh thực vật lệ thuộc thuốc, ít độc hơn nhóm BZD. Vì điều này nên nay vẫn được dùng.

Tuy cùng là thuốc giải lo âu sợ hãi nhưng mỗi nhóm mỗi biệt dược có một số điểm riêng. Cần khám chuyên khoa để được chỉ định đúng thuốc. Không nên tự ý sử dụng tùy tiện.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật